Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài việc phải đáp ứng các quy định chung về đăng ký kinh doanh thì đối với một số ngành nghề, lĩnh vực, doanh nghiệp còn phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện nhất định. Tiện ích Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện được xây dựng nhằm giúp Quý khách hàng thuận tiện trong việc nắm bắt thông tin về điều kiện, hồ sơ, thủ tục để tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các ngành nghề yêu cầu điều kiện cụ thể.

Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cơ sở giáo dục

1. Điều kiện về giáo dục để cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài muốn được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư phải đáp ứng các điều kiện sau:

(1) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

(2) Tổ chức nước ngoài được phép hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

(3) Tổ chức nước ngoài được phép hợp tác, đầu tư các ngành đào tạo theo quy định hiện hành trừ các ngành về an ninh, quốc phòng, chính trị và tôn giáo.

2. Thẩm quyền, thủ tục thẩm định điều kiện về giáo dục

- Đối với dự án thành lập cơ sở giáo dục đại học, cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư để lấy ý kiến thẩm định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

- Đối với dự án đầu tư thành lập cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn; cơ sở giáo dục mầm non; cơ sở giáo dục phổ thông, cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư phải lấy ý kiến thẩm định của sở giáo dục và đào tạo.

The Objective of Education Is Learning, Not Teaching' - Knowledge at Wharton

(Hình từ internet)

3. Thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được thực hiện như sau:

Bước 1: Xác định dự án đầu tư có thuộc các trường hợp xin chấp thuận chủ trương đầu tư không?

Trong quá trình xin cấp giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư (NĐT) cần xác định xem dự án đầu tư có rơi vào trường hợp phải xin chủ trương đầu tư theo quy định tại Điều 30, 31, 32 Luật Đầu tư 2020 hay không? Trường hợp cần xin chủ trường đầu tư cho dự án, nhà đầu tư cần tiến hành thủ tục xin chấp thuận chủ trương đầu tư trước khi tiến hành thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Tham khảo bài viết: Khi nào phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư?

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ cho việc xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm có:

(1) Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do nhà đầu tư đề xuất bao gồm:

(i) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư (bao gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận);

(ii) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;

(iii) Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau:

- Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư;

- Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ;

- Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính;

- Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; và/hoặc

- Tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.

(iv) Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;

(v) Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

(vi) Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;

(vii) Hợp đồng BCC (áp dụng đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC); và

(viii) Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).

(2) Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập bao gồm:

(i) Tờ trình chấp thuận chủ trương đầu tư; và

(ii) Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án, điều kiện thu hồi đất đối với dự án thuộc diện thu hồi đất, dự kiến nhu cầu sử dụng đất (nếu có); đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; dự kiến hình thức lựa chọn nhà đầu tư và điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có); cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có).

Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền được sử dụng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư.

Bước 3: Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư sẽ nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi thực hiện dự án hoặc nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư.

Bước 4: Thẩm định hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Sau khi hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được nộp, cơ quan đăng ký sẽ thẩm định hồ sơ, trường hợp hồ sơ hợp lệ cơ quan đăng ký sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư, trường hợp hồ sơ thiếu xót, cơ quan đăng ký sẽ yêu cầu nhà đầu tư bổ sung hoặc sửa đổi hồ sơ.

Bước 5: Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư sẽ nộp hồ sơ tới Sở kế hoạch đầu tư để xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

4,279
Công việc tương tự: