>>> Xem công việc pháp lý mới tại đây.

Tài sản góp vốn là phương tiện thủy nội địa trong Công ty Cổ Phần

góp vốn bằng phương tiện thủy nội địa

Nguồn từ Internet

1. Thủ tục nhận góp vốn bằng tài sản là phương tiện thủy nội địa của cổ đông

Khi công ty cổ phần nhận góp vốn bằng tài sản là phương tiện thủy nội địa, hai bên phải lập Hợp đồng góp vốn, định giá tài sản góp vốn hoặc thuê tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và phải thể hiện bằng chứng từ góp vốn - xem chi tiết tại công việc "Định giá tài sản góp vốn", "Chứng từ đối với tài sản góp vốn". 

Cổ đông góp vốn bằng phương tiện thủy nội địa có trách nhiệm chuyển giao các giấy tờ cần thiết để công ty cổ phần thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu.

Góp vốn bằng phương tiện thủy nội địa được miễn lệ phí trước bạ. Tuy nhiên, trước khi làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, doanh nghiệp vẫn phải kê khai lệ phí trước bạ - xem chi tiết tại công việc "Khai lệ phí trước bạ khi chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản góp vốn". 

2. Thủ tục đăng ký lại phương tiện thủy nội địa khi góp vốn vào công ty cổ phần

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1. Đơn đề nghị đăng ký lại phương tiện thủy nội địa (theo Mẫu số 7 - Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 75/2014/TT-BGTVT);

2. 02 (hai) ảnh có kích thước 10 x 15 cm chụp toàn bộ mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi;

3. Trường hợp đăng ký lại nhưng không thay đổi cơ quan đăng ký phương tiện: Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa đã được cấp;

Trường hợp đăng ký lại đồng thời thay đổi cơ quan đăng ký phương tiện: Hồ sơ đăng ký phương tiện gốc, còn dấu niêm phong;

4. Tờ khai lệ phí trước bạ (theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định 20/2019/NĐ-CP) có xác nhận của cơ quan thuế.

5. Xuất trình bản chính các giấy tờ sau:

+ Hợp đồng góp vốn;

+ Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện còn hiệu lực đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm.

+ Trường hợp chủ phương tiện là tổ chức, cá nhân nước ngoài đứng tên đăng ký lại phương tiện thì phải xuất trình giấy tờ chứng minh được phép hoạt động và có trụ sở tại Việt Nam hoặc giấy tờ chứng minh được phép cư trú tại Việt Nam;

6. Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục nếu không phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

- Nơi nộp hồ sơ:

1. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và các Chi cục Đường thủy nội địa khu vực đối với phương tiện mang cấp VR-SB.

2. Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp nhận góp vốn đặt trụ sở đối với:

- Phương tiện mang cấp VR-SB;

- Phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn;

- Phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa;

- Phương tiện có sức chở trên 12 người.  

3. Phòng Quản lý đô thị/Phòng Kinh tế và hạ tầng quận/huyện nơi doanh nghiệp nhận góp vốn đặt trụ sở đối với:

- Phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 05 sức ngựa đến 15 sức ngựa;

- Phương tiện có sức chở từ 05 người đến 12 người.

4. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi doanh nghiệp nhận góp vốn đặt trụ sở đối với:

- Phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 01 tấn đến 15 tấn;

- Phương tiện có sức chở từ 05 người đến 12 người;

- Phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 05 sức ngựa hoặc có sức chở dưới 05 người.

- Phương thức nộp hồ sơ:

+ Nộp trực tiếp;

+ Nộp qua đường bưu chính.

+ Hoặc các hình thức phù hợp khác.

- Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lưu ý: Khi nộp hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì công ty cổ phần sẽ được hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ ngay (nếu nộp trực tiếp) hoặc được hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ trong chậm nhất là 02 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ (nếu nộp qua đường bưu chính).

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

3,444
Bài viết liên quan: