Tra cứu Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài việc phải đáp ứng các quy định chung về đăng ký kinh doanh thì đối với một số ngành nghề, lĩnh vực, doanh nghiệp còn phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện nhất định. Tiện ích Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện được xây dựng nhằm giúp Quý khách hàng thuận tiện trong việc nắm bắt thông tin về điều kiện, hồ sơ, thủ tục để tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các ngành nghề yêu cầu điều kiện cụ thể.
Quy định về việc lập cơ sở bán lẻ hoạt động mua bán hàng hóa, các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài
A. Hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa bao gồm các hoạt động sau đây:
- Thực hiện quyền xuất khẩu;
- Thực hiện quyền nhập khẩu;
- Thực hiện quyền phân phối;
- Cung cấp dịch vụ giám định thương mại;
- Cung cấp dịch vụ logistics;
- Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính;
- Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;
- Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;
- Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;
- Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.
B. Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
- Giấy phép lập cơ sở bán lẻ được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để lập cơ sở bán lẻ.
- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có quyền đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ sau khi có Giấy phép kinh doanh và tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ.
- Trường hợp địa điểm lập cơ sở bán lẻ thứ nhất cùng tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương với trụ sở chính, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có quyền đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đồng thời với cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ thứ nhất.
- Tổ chức kinh tế thuộc trường hợp quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư 2020 phải đáp ứng điều kiện và thực hiện: thủ tục cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ khi lập cơ sở bán lẻ.
- Tổ chức kinh tế có cơ sở bán lẻ tại Việt Nam, sau khi nhận vốn góp trở thành tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế thuộc trường hợp quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư 2020, phải làm thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.
C. Điều kiện lập cơ sở bán lẻ
Trường hợp |
Điều kiện |
Lập cơ sở bán lẻ thứ nhất |
1. Có kế hoạch về tài chính để lập cơ sở bán lẻ; 2. Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã được thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên; 3. Địa điểm lập cơ sở bán lẻ phù hợp với quy hoạch có liên quan tại khu vực thị trường địa lý. |
Lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất |
Trường hợp không phải thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT _ Lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất, trừ trường hợp cơ sở bán lẻ đó có diện tích dưới 500 m2, được lập trong trung tâm thương mại và không thuộc loại hình cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini): Đáp ứng các điều kiện như Trường hợp “Lập cơ sở bán lẻ thứ nhất”. |
1. Trường hợp không phải thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT) là trường hợp cơ sở bán lẻ có diện tích dưới 500 m2, được lập trong trung tâm thương mại và không thuộc loại hình cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, thì cần đáp ứng điều kiện như Trường hợp “Lập cơ sở bán lẻ thứ nhất”. 2. Trừ trường hợp không phải thực hiện ENT nêu trên, khi lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thức nhất, thì phải đáp ứng điều kiện là: - Đáp ứng điều kiện như trường hợp "Lập cơ sở bán lẻ thứ nhất". - Đáp ứng tiêu chí kiểm tra ENT như sau: + Quy mô của khu vực thị trường địa lý chịu ảnh hưởng khi cơ sở bán lẻ hoạt động; + Số lượng các cơ sở bán lẻ đang hoạt động trong khu vực thị trường địa lý; + Tác động của cơ sở bán lẻ tới sự ổn định của thị trường và hoạt động kinh doanh của các cơ sở bán lẻ, chợ truyền thống trong khu vực thị trường địa lý; + Ảnh hưởng của cơ sở bán lẻ tới mật độ giao thông, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy trong khu vực thị trường địa lý; + Khả năng đóng góp của cơ sở bán lẻ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực thị trường địa lý, cụ thể:
|
D. Hồ sơ, trình tự cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
1. Trường hợp tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đồng thời với cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ thứ nhất (trường hợp được thực hiện thủ tục này nêu tại mục B nêu trên)
Hồ sơ gồm:
- Hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh (Xem chi tiết công việc tại đây).
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ (Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP).
- Bản giải trình có nội dung:
+ Địa điểm lập cơ sở bán lẻ: Địa chỉ cơ sở bán lẻ; mô tả khu vực chung, có liên quan và khu vực sử dụng để lập cơ sở bán lẻ; giải trình việc đáp ứng điều kiện số 3 của trường hợp "Lập cơ sở bán lẻ thứ nhất" (tại Bảng nêu trên); kèm theo tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ;
+ Kế hoạch kinh doanh tại cơ sở bán lẻ: Trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của kế hoạch kinh doanh;
+ Kế hoạch tài chính cho việc lập cơ sở bán lẻ: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính.
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án lập cơ sở bán lẻ (nếu có).
2. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài chỉ nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ (Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP).
- Bản giải trình có nội dung:
+ Địa điểm lập cơ sở bán lẻ: Địa chỉ cơ sở bán lẻ; mô tả khu vực chung, có liên quan và khu vực sử dụng để lập cơ sở bán lẻ; giải trình việc đáp ứng điều kiện số 3 của trường hợp "Lập cơ sở bán lẻ thứ nhất" (tại Bảng nêu trên); kèm theo tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ;
+ Kế hoạch kinh doanh tại cơ sở bán lẻ: Trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của kế hoạch kinh doanh;
+ Kế hoạch tài chính cho việc lập cơ sở bán lẻ: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính.
- Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.
- Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án lập cơ sở bán lẻ (nếu có), Giấy phép kinh doanh.
- Bản giải trình các tiêu chí ENT (tại mục: Tác động, ảnh hưởng và khả năng đóng góp trong "Trường hợp phải thực hiện ENT" _ tại Bảng nêu trên).
D. Cách thức - Nơi nộp hồ sơ: gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Sở Công Thương nơi nhà đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài đặt cơ sở bán lẻ.
Thời hạn giải quyết:
- Trường hợp lập cơ sở bán lẻ thứ nhất, cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất thuộc trường hợp không phải thực hiện thủ tục ENT.
+ Hồ sơ 02 bộ, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Sở Công Thương.
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Công Thương kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ.
+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đủ và hợp lệ, Sở Công Thương kiểm tra việc đáp ứng điều kiện cấp Giấy phép nêu tại phần C trên. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Công Thương có văn bản trả lời và nêu rõ lý do; Trường hợp đáp ứng điều kiện, Sở Công Thương gửi hồ sơ kèm văn bản lấy ý kiến Bộ Công Thương.
+ Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương có văn bản chấp thuận cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ; trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương, Sở Công Thương cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ. Trường hợp Bộ Công Thương từ chối, Sở Công Thương phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
- Trường hợp lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất thuộc trường hợp phải thực hiện ENT
+ Hồ sơ 02 bộ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Sở Công Thương.
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Công Thương kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đủ và hợp lệ, Sở Công Thương kiểm tra việc đáp ứng điều kiện cấp Giấy phép nêu tại mục C nêu trên. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Công Thương có văn bản trả lời và nêu rõ lý do; Trường hợp đáp ứng điều kiện, Sở Công Thương đề xuất thành lập Hội đồng ENT.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị thành lập Hội đồng ENT, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng ENT.
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập, Hội đồng ENT đánh giá các tiêu chí ENT, Chủ tịch Hội đồng ENT có văn bản kết luận đề xuất.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản kết luận đề xuất của Chủ tịch Hội đồng ENT:
+ Trường hợp văn bản kết luận đề xuất không cấp phép, Sở Công Thương có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
+ Trường hợp văn bản kết luận đề xuất cấp phép, Sở Công Thương gửi hồ sơ kèm văn bản lấy ý kiến Bộ Công Thương.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương có văn bản chấp thuận cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ; trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương, Sở Công Thương cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ. Trường hợp Bộ Công Thương từ chối, Sở Công Thương phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.
Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
- Từ khóa:
- hoạt động mua bán hàng hóa