Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài việc phải đáp ứng các quy định chung về đăng ký kinh doanh thì đối với một số ngành nghề, lĩnh vực, doanh nghiệp còn phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện nhất định. Tiện ích Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện được xây dựng nhằm giúp Quý khách hàng thuận tiện trong việc nắm bắt thông tin về điều kiện, hồ sơ, thủ tục để tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các ngành nghề yêu cầu điều kiện cụ thể.

Quy định về việc huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp

Tổ chức hoạt động vật liệu nổ công nghiệp có trách nhiệm đề nghị cơ quan có thẩm quyền huấn luyện kỹ thuật an toàn cho người quản lý và tự tổ chức huấn luyện cho các đối tượng từ 2 đến 7 theo nội dung dưới đây và phù hợp với tình hình hoạt động vật liệu nổ công nghiệp của tổ chức.

STT

Đối tượng

Tổ chức huấn luyện

Nội dung huấn luyện

Thời gian huấn luyện lần đầu

1

Người quản lý

Cơ quan cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp.

Hoặc Cơ quan được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ quản lý vật liệu nổ công nghiệp thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng

- Quy định của pháp luật trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp; danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam;

- Yêu cầu an toàn khi tiếp xúc với vật liệu nổ công nghiệp; biện pháp về quản lý, kỹ thuật bảo đảm an toàn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp; dấu hiệu, biểu trưng và ký hiệu nguy hiểm của bao gói, thùng chứa và phương tiện vận chuyển;

- Nhận diện nguy cơ, yếu tố nguy hiểm, đánh giá rủi ro về các mặt an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp;

- Tổ chức diễn tập ứng phó sự cố trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp;

- Ứng phó sự cố liên quan đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp quy định tại khoản 8 Điều 7 Nghị định 71/2018/NĐ-CP.

Ít nhất là 12 giờ

 

2

Người lao động trực tiếp sản xuất vật liệu nổ công nghiệp

Tổ chức hoạt động vật liệu nổ công nghiệp

- Quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất vật liệu nổ công nghiệp;

- Yêu cầu an toàn khi tiếp xúc với vật liệu nổ công nghiệp, đặc tính kỹ thuật của vật liệu nổ công nghiệp đang sản xuất;

- Yêu cầu an toàn khi vận hành máy, thiết bị sản xuất và phương pháp làm việc an toàn;

- Nhận diện nguy cơ, yếu tố nguy hiểm và đánh giá rủi ro trong sản xuất vật liệu nổ công nghiệp về an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai;

- Ứng phó sự cố liên quan đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp quy định tại khoản 8 Điều 7 Nghị định 71/2018/NĐ-CP..

Huấn luyện ít nhất là 16 giờ

3

Người được giao quản lý kho vật liệu nổ công nghiệp

Tổ chức hoạt động vật liệu nổ công nghiệp

- Quy định của pháp luật về bảo quản vật liệu nổ công nghiệp: Yêu cầu về kho chứa; phương tiện, thiết bị bảo đảm an toàn, phòng cháy, chữa cháy, chống sét, kiểm soát tĩnh điện kho bảo quản vật liệu nổ công nghiệp;

- Thành phần, tính chất, phân loại và yêu cầu về chất lượng vật liệu nổ công nghiệp; các quy định về thử nghiệm, kiểm tra và biện pháp bảo đảm chất lượng vật liệu nổ công nghiệp; quy định về tiêu hủy và phương pháp tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp; yêu cầu về bao bì, ghi nhãn vật liệu nổ công nghiệp;

- Cách sắp xếp, bảo quản vật liệu nổ công nghiệp; yêu cầu về an toàn khi bốc xếp, bảo quản, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp trong phạm vi kho và trên phương tiện vận chuyển;

- Quy trình xuất, nhập, thống kê vật liệu nổ công nghiệp;

- Trách nhiệm của người được giao quản lý kho vật liệu nổ công nghiệp;

- Nhận diện nguy cơ, yếu tố nguy hiểm, đánh giá rủi ro trong bảo quản vật liệu nổ công nghiệp về an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai;

- Ứng phó sự cố liên quan đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp quy định tại khoản 8 Điều 7 Nghị định 71/2018/NĐ-CP.

Ít nhất là 12 giờ

 

4

Chỉ huy nổ mìn

Tổ chức hoạt động vật liệu nổ công nghiệp

- Quy định pháp luật về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam;

- Yêu cầu an toàn khi tiếp xúc với vật liệu nổ công nghiệp; phân loại, kiểm tra chất lượng vật liệu nổ công nghiệp; quy định về tiêu hủy và phương pháp tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp; yêu cầu về bao bì, ghi nhãn vật liệu nổ công nghiệp;

- Các phương pháp nổ mìn; các biện pháp an toàn khi nổ mìn; ảnh hưởng của nổ mìn đối với công trình, môi trường và con người; xác định khoảng cách an toàn khi nổ mìn; xây dựng phương án nổ mìn; quy định về giám sát ảnh hưởng nổ mìn;

- Phương pháp lập hộ chiếu nổ mìn hoặc thiết kế nổ mìn điển hình và chỉ đạo thi công bãi nổ theo hộ chiếu nổ mìn hoặc thiết kế nổ mìn đã lập;

- Công tác bảo quản vật liệu nổ công nghiệp tại khu vực nổ mìn;

- Vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp từ kho tới nơi sử dụng và ngược lại;

- Nhận diện nguy cơ và đánh giá rủi ro về an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai trong sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;

- Ứng phó sự cố liên quan đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp quy định tại khoản 8 Điều 7 Nghị định 71/2018/NĐ-CP.

Huấn luyện ít nhất là 16 giờ

5

Thợ mìn

Tổ chức hoạt động vật liệu nổ công nghiệp

- Quy định pháp luật về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh vả sử dụng tại Việt Nam;

- Yêu cầu an toàn khi tiếp xúc với vật liệu nổ công nghiệp; phân loại, kiểm tra chất lượng vật liệu nổ công nghiệp; quy định về tiêu hủy và phương pháp tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp; yêu cầu về bao bì, ghi nhãn vật liệu nổ công nghiệp;

- Phương pháp nổ mìn; các biện pháp an toàn khi nổ mìn; ảnh hưởng của nổ mìn đối với công trình, môi trường, con người; khoảng cách an toàn khi nổ mìn;

- Thực hiện thi công nổ mìn: Đọc và hiểu hộ chiếu nổ mìn hoặc thiết kế nổ mìn; bảo quản vật liệu nổ công nghiệp tại nơi nổ mìn; biện pháp an toàn khi làm ngòi mìn, mìn mồi, lắp đạn vào ống mang (đối với nổ mìn trong khai thác dầu khí); công việc nạp mìn, nạp bua, đầu nối mạng nổ mìn; xử lý mìn câm; phương pháp nổ, trình tự công việc, tín hiệu nổ, trách nhiệm của thợ mìn;

- Nhận diện nguy cơ và đánh giá rủi ro trong sử dụng vật liệu nổ công nghiệp về an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai;

- Ứng phó sự cố liên quan đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp quy định tại khoản 8 Điều 7 Nghị định 71/2018/NĐ-CP.

Huấn luyện ít nhất là 16 giờ

6

Người phục vụ; người áp tải, điều khiển phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp

Tổ chức hoạt động vật liệu nổ công nghiệp

- Quy định của pháp luật liên quan đến sử dụng, bảo quản, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp;

- Yêu cầu an toàn khi tiếp xúc với vật liệu nổ công nghiệp;

- Các dấu hiệu, biểu trưng và ký hiệu nguy hiểm của bao gói, thùng chứa và phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp;

- Các phương pháp, biện pháp bảo quản vật liệu nổ công nghiệp trong kho, vị trí trung chuyển, trên phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp và khu vực nổ mìn;

- Nhận diện nguy cơ có khả năng gây mất an toàn trong bốc dỡ, áp tải, vận chuyển, sử dụng và quy định bảo đảm an ninh, an toàn khi vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp;

- Ứng phó sự cố liên quan đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp quy định tại khoản 8 Điều 7 Nghị định 71/2018/NĐ-CP..

Ít nhất là 12 giờ

 

7

Người làm công tác phân tích, thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp

Tổ chức hoạt động vật liệu nổ công nghiệp

- Quy định của pháp luật về quản lý chất lượng vật liệu nổ công nghiệp; tiêu chuẩn, quy chuẩn về các chỉ tiêu đánh giá chất lượng vật liệu nổ công nghiệp;

- Yêu cầu an toàn khi tiếp xúc, bảo quản vật liệu nổ công nghiệp;

- Phân loại, ghi nhãn vật liệu nổ công nghiệp; danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam;

- Các phương pháp kiểm tra, thử nghiệm; các biện pháp an toàn khi kiểm tra đánh giá vật liệu nổ công nghiệp; các phương pháp tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp;

- Quy trình phân tích, thử nghiệm các chỉ tiêu đánh giá chất lượng vật liệu nổ công nghiệp;

- Ứng phó sự cố liên quan đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp quy định tại khoản 8 Điều 7 Nghị định 71/2018/NĐ-CP.

Ít nhất là 12 giờ

 

8

Huấn luyện ứng phó sự cố trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp

 

- Phân loại và phương pháp phát hiện các tình huống khẩn cấp; các hành động khi phát hiện tình huống khẩn cấp;

- Xác định các tác động có thể gây nguy hiểm đối với người, phương tiện, thiết bị tại hiện trường và các vị trí, sơ đồ thoát hiểm; quyết định cần thiết khi phải sơ tán;

- Các phương án, biện pháp cần thực hiện khi xảy ra tai nạn, sự cố mất an toàn vật liệu nổ công nghiệp: Thông tin gọi cứu hộ, cứu nạn; cấp cứu tại chỗ; sử dụng các phương tiện cứu hộ xử lý sự cố cháy, nổ; liên lạc và báo cáo cơ quan có thẩm quyền; huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài của cơ sở;

- Phương pháp, biện pháp ứng phó các tình huống khẩn cấp;

- Công tác điều tra, đánh giá nguyên nhân, hậu quả của sự cố;

- Kế hoạch khắc phục hậu quả, khôi phục hoạt động của máy, thiết bị, công trình đã xảy ra sự cố.

 

Lưu ý:

- Huấn luyện định kỳ: Các đối tượng nêu trên được huấn luyện 02 năm một lần. Thời gian huấn luyện bằng một nửa (1/2) thời gian huấn luyện lần đầu;

- Huấn luyện lại: Các đối tượng nêu trên phải thực hiện huấn luyện lại khi kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu; thợ mìn, người lao động trực tiếp sản xuất vật liệu nổ công nghiệp đã ngừng công việc từ 06 tháng trở lên hoặc có liên quan đến sự thay đổi về công nghệ sản xuất, phương pháp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp. Thời gian huấn luyện bằng một nửa (1/2) thời gian huấn luyện lần đầu.

Người huấn luyện của tổ chức phải đáp ứng điều kiện: có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành: Hóa chất, vũ khí đạn, công nghệ hóa học về thuốc phóng, thuốc nổ, công binh, khai thác mỏ, kỹ thuật mỏ, địa chất, xây dựng công trình, giao thông, thủy lợi, địa vật lý, dầu khí và có kinh nghiệm thực tế làm việc về kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp từ 05 năm liền kề trở lên hoặc làm quản lý nhà nước trong lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp từ 03 năm liền kề trở lên; có kiến thức pháp luật về vật liệu nổ công nghiệp.

Căn cứ tình hình sản xuất, tổ chức hoạt động vật liệu nổ công nghiệp có thể kết hợp tổ chức huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp với huấn luyện phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, an toàn, vệ sinh lao động và huấn luyện khác.

Tổ chức hoạt động vật liệu nổ công nghiệp phải lập hồ sơ đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền. 

Hồ sơ đề nghị đối với người quản lý (đối tượng số 1 tại Bảng trên):

1. Giấy đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn (theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 71/2018/NĐ-CP);

2. Danh sách người đề nghị được huấn luyện, kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 71/2018/NĐ-CP);

3. Ảnh (3x4 cm) của người trong danh sách đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn;

4. Tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện làm người quản lý (Bằng cấp đại học trở lên thuộc chuyên ngành kỹ thuật: Hóa chất, vũ khí đạn, công nghệ hóa học về thuốc phóng, thuốc nổ, công binh, khai thác mỏ, kỹ thuật mỏ, địa chất, xây dựng công trình, giao thông, thủy lợi, địa vật lý hoặc dầu khí).

Hồ sơ đề nghị đối với các đối tượng từ 2 đến 7 tại Bảng trên:

1. Giấy đề nghị kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn (theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 71/2018/NĐ-CP);

2. Danh sách người đề nghị được kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 71/2018/NĐ-CP);

3. Ảnh (3x4 cm) của người trong danh sách đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn;

4. Tài liệu huấn luyện chi tiết phù hợp cho từng đối tượng ở trên;

5. Tài liệu chứng minh đáp ứng đủ điều kiện trở thành các đối tượng 2 đến 7 (xem điều kiện tại Sản xuất vật liệu nổ công nghiệp).

Nơi nộp hồ sơ: 

- Cơ quan cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp.

- Cơ quan được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ quản lý vật liệu nổ công nghiệp chủ trì tổ chức kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn cho các đối tượng thuộc tổ chức sản xuất, kinh doanh, sử dụng, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng.

Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải thông báo kế hoạch huấn luyện, kiểm tra cho tổ chức đề nghị.

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo kế hoạch huấn luyện, kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền phải tổ chức huấn luyện, kiểm tra.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền thực hiện cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn.

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

5,776
Công việc tương tự: