Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài việc phải đáp ứng các quy định chung về đăng ký kinh doanh thì đối với một số ngành nghề, lĩnh vực, doanh nghiệp còn phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện nhất định. Tiện ích Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện được xây dựng nhằm giúp Quý khách hàng thuận tiện trong việc nắm bắt thông tin về điều kiện, hồ sơ, thủ tục để tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các ngành nghề yêu cầu điều kiện cụ thể.

Hoạt động ngoại hối khác

Hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng được phép là hoạt động kinh doanh ngoại hối, cung ứng dịch vụ ngoại hối của tổ chức tín dụng được phép với người cư trú, người không cư trú trong giao dịch vãng lai, giao dịch vốn và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối bao gồm hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường trong nước, hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường quốc tế và hoạt động ngoại hối khác trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế.

Trong đó, đối với hoạt động ngoại hối khác trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế của ngân hàng thương mại: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ xem xét, cho phép ngân hàng thương mại thực hiện có thời hạn các hoạt động ngoại hối khác trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế đối với từng sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm cụ thể, bao gồm các hoạt động ngoại hối khác trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế ngoài các hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế (xem chi tiết tại công việc "Hoạt động ngoại hối cơ bản").

1. Điều kiện chấp thuận hoạt động ngoại hối khác trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế

Trong từng thời kỳ, căn cứ mục tiêu của chính sách tiền tệ, chính sách quản lý ngoại hối, ngân hàng thương mại được xem xét, cho phép thực hiện có thời hạn các hoạt động ngoại hối khác trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế khi đáp ứng các điều kiện sau:

- Đã được phép thực hiện hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường trong nước hoặc trên thị trường quốc tế;

- Có quy định nội bộ về quy trình nghiệp vụ với các biện pháp quản lý rủi ro đối với từng hoạt động ngoại hối đề nghị được thực hiện;

- Có quy định nội bộ về tiêu chuẩn lựa chọn tổ chức đối tác, hạn mức giao dịch phù hợp đối với từng đối tác nước ngoài;

- Tuân thủ các quy định của pháp luật về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng trong năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp phép và đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp phép;

- Không bị xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động ngoại hối năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp phép và đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp phép;

- Hoạt động kinh doanh ngân hàng có lãi trong năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp phép theo báo cáo tài chính được kiểm toán.

Khái niệm về ngoại tệ là gì? Cách nhận biết ngoại tệ mạnh

(Hình từ Internet)

2. Thủ tục đề nghị chấp thuận hoạt động ngoại hối khác trên thị trường

Khi có nhu cầu thực hiện hoạt động ngoại hối trên thị trường trong nước, thị trường quốc tế; ngân hàng thương mại phải thực hiện thủ tục đề nghị chấp thuận hoạt động ngoại hối khác trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế như sau:

Thành phần hồ sơ gồm:

(1) Đơn đề nghị chấp thuận hoạt động ngoại hối (theo mẫu tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 23/2022/TT-NHNN), trong đó nêu rõ sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm đề nghị thực hiện và thời gian thực hiện.

(2) Báo cáo về việc tuân thủ các quy định của pháp luật về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng trong năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cho phép thực hiện có thời hạn và đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cho phép thực hiện có thời hạn.

(3) Quy định nội bộ về quy trình nghiệp vụ với các biện pháp quản lý rủi ro phù hợp đối với từng hoạt động ngoại hối đề nghị được thực hiện, trong đó các biện pháp quản lý rủi ro tối thiểu bao gồm các nội dung: nhận dạng các loại rủi ro, phương án quản lý các rủi ro này.

(4) Quy định nội bộ về tiêu chuẩn lựa chọn tổ chức đối tác, hạn mức giao dịch đối với các đối tác, trong đó phải bao gồm quy định về rà soát, đánh giá lại đối tác theo định kỳ và khi có sự kiện đột xuất ảnh hưởng tới xếp hạng tín dụng của các đối tác.

(5) Báo cáo tình hình hoạt động ngoại hối trong nước năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp phép và đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cho phép thực hiện có thời hạn, trong đó cam kết không bị xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động ngoại hối.

(6) Bản sao báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm liền kề năm đề nghị cho phép thực hiện có thời hạn. 

Lưu ý: Hồ sơ phải được lập bằng tiếng Việt. Trường hợp thành phần hồ sơ dịch từ tiếng nước ngoài, ngân hàng thương mại được lựa chọn nộp tài liệu đã được chứng thực chữ ký của người dịch theo quy định về chứng thực của pháp luật Việt Nam hoặc tài liệu có xác nhận của người đại diện hợp pháp của ngân hàng thương mại.

Các thành phần hồ sơ là đơn đề nghị cấp phép hoạt động ngoại hối; các quy định nội bộ; các báo cáo phải được người đại diện hợp pháp của ngân hàng thương mại ký.

Đối với thành phần hồ sơ là bản sao, ngân hàng thương mại nộp bản sao có xác nhận của người đại diện hợp pháp của ngân hàng thương mại về tính chính xác của bản sao so với bản chính.

Nơi nộp hồ sơ: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Cách thức nộp hồ sơ: gửi qua đường bưu chính hoặc gửi trực tiếp đến Bộ phận Một cửa của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Thời hạn giải quyết:

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản yêu cầu ngân hàng thương mại bổ sung hồ sơ.

- Trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét chấp thuận hoạt động ngoại hối khác trên thị trường trong nước, thị trường quốc tế cho ngân hàng thương mại.

- Trường hợp từ chối chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo bằng văn bản cho ngân hàng thương mại và nêu rõ lý do.

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

1,907
Công việc tương tự:
Câu hỏi thường gặp:
Câu hỏi thường gặp: