Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài việc phải đáp ứng các quy định chung về đăng ký kinh doanh thì đối với một số ngành nghề, lĩnh vực, doanh nghiệp còn phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện nhất định. Tiện ích Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện được xây dựng nhằm giúp Quý khách hàng thuận tiện trong việc nắm bắt thông tin về điều kiện, hồ sơ, thủ tục để tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các ngành nghề yêu cầu điều kiện cụ thể.

Hoạt động ngoại hối cơ bản

Hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng được phép là hoạt động kinh doanh ngoại hối, cung ứng dịch vụ ngoại hối của tổ chức tín dụng được phép với người cư trú, người không cư trú trong giao dịch vãng lai, giao dịch vốn và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối bao gồm hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường trong nước, hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường quốc tế và hoạt động ngoại hối khác trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế.

1. Phạm vi hoạt động ngoại hối cơ bản của ngân hàng thương mại

Sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) chấp thuận dưới hình thức cấp mới/cấp đổi Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc cấp Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép trong đó có nội dung kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước và/hoặc trên thị trường quốc tế trong phạm vi do Ngân hàng Nhà nước quy định; ngân hàng thương mại được thực hiện toàn bộ hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường trong nước và trên thị trường quốc tế trong phạm vi sau đây:

(i) Phạm vi hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường trong nước của ngân hàng thương mại:

- Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ giao ngay.

- Thực hiện các giao dịch mua, bán ngoại tệ kỳ hạn, giao dịch hoán đổi ngoại tệ, giao dịch quyền chọn mua, bán ngoại tệ.

Nhận tiền gửi, cho vay bằng ngoại tệ đối với các khách hàng không phải là tổ chức tín dụng.

- Bao thanh toán và bảo lãnh bằng ngoại tệ.

- Phát hành, đại lý phát hành thẻ ngân hàng quốc tế, thanh toán, đại lý thanh toán thẻ ngân hàng quốc tế.

- Cung cấp các dịch vụ chuyển tiền và thanh toán bằng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam; Dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ.

- Mua, bán, chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ.

- Giao cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác hoặc tổ chức kinh tế làm đại lý cung ứng một số dịch vụ ngoại hối, bao gồm dịch vụ đổi ngoại tệ, dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ.

- Cung cấp các dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản bằng ngoại hối; Nhận ủy thác cho vay bằng ngoại tệ.

- Đại lý phát hành giấy tờ có giá bằng ngoại tệ.

- Cung ứng các dịch vụ tư vấn cho khách hàng về ngoại hối.

- Mở tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác được phép hoạt động ngoại hối.

- Vay vốn, cho vay bằng ngoại tệ với các tổ chức tín dụng được phép khác, tổ chức tài chính trong nước.

- Gửi tiền, nhận tiền gửi bằng ngoại tệ với các tổ chức tín dụng được phép khác.

- Mở tài khoản thanh toán cho tổ chức tín dụng nước ngoài.

- Nhận tiền gửi bằng ngoại tệ từ tổ chức tín dụng nước ngoài.

- Thực hiện các giao dịch phái sinh lãi suất và các giao dịch phái sinh khác liên quan đến ngoại hối trên thị trường trong nước theo nguyên tắc quy định tại điểm b(i) khoản 1 Điều 4 Thông tư 21/2014/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 28/2016/TT-NHNN).

- Thực hiện các hoạt động ngoại hối khác trên thị trường trong nước ngoài các hoạt động nêu trên theo nguyên tắc quy định tại điểm b(ii) khoản 1 Điều 4 Thông tư 21/2014/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 28/2016/TT-NHNN).

(ii) Phạm vi hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường quốc tế của ngân hàng thương mại:

Thanh toán, chuyển tiền quốc tế.

- Mua, bán ngoại tệ giao ngay trên thị trường quốc tế.

- Thực hiện các giao dịch mua, bán ngoại tệ kỳ hạn, giao dịch hoán đổi ngoại tệ với tổ chức tài chính nước ngoài nhằm mục đích phòng ngừa, hạn chế rủi ro đối với hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn, giao dịch hoán đổi ngoại tệ đã giao kết và thực hiện với khách hàng trong nước.

- Bao thanh toán quốc tế và bảo lãnh bằng ngoại tệ.

- Cho vay ra nước ngoài đối với khách hàng không phải là tổ chức tín dụng.

- Gửi ngoại tệ ở nước ngoài (bao gồm tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn).

- Thực hiện các giao dịch phái sinh lãi suất và các giao dịch phái sinh khác liên quan đến ngoại hối trên thị trường quốc tế theo nguyên tắc quy định tại điểm b(i) khoản 1 Điều 4 Thông tư 21/2014/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 28/2016/TT-NHNN).

- Thực hiện các hoạt động ngoại hối khác trên thị trường quốc tế ngoài các hoạt động quy định từ khoản 1 đến khoản 7 Điều này theo nguyên tắc quy định tại điểm b(ii) khoản 1 Điều 4 Thông tư 21/2014/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 28/2016/TT-NHNN).

2. Điều kiện chấp thuận hoạt động ngoại hối cơ bản của ngân hàng thương mại

  Điều kiện chấp thuận hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường trong nước Điều kiện chấp thuận thực hiện hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường quốc tế
Ngân hàng thương mại

(i) Có hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về quản trị điều hành, quản lý rủi ro, an toàn, bảo mật đối với hoạt động ngoại hối như: Hệ thống máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động ngoại hối, các thiết bị lưu trữ thông tin, dữ liệu; phương án dự phòng thảm họa; các phần mềm hỗ trợ việc thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến ngoại hối.

(ii) Có quy định nội bộ về quản lý rủi ro liên quan đến các hoạt động ngoại hối đề nghị thực hiện.

(i) Đáp ứng các điều kiện chấp thuận hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường trong nước của ngân hàng thương mại.

(ii) Có quy định nội bộ về tiêu chuẩn lựa chọn tổ chức đối tác và xác định hạn mức giao dịch đối với đối tác nước ngoài; trong đó đối tác nước ngoài mà tổ chức tín dụng được phép có giao dịch tiền gửi (không phải tiền gửi thanh toán) phải là các tổ chức tài chính nước ngoài có hệ số xếp hạng tín nhiệm từ mức Baa3/P-3 theo đánh giá xếp hạng của Moody’s Investor Service trở lên hoặc từ mức BBB-/A-3 theo đánh giá xếp hạng của Standard & Poor’s trở lên hoặc từ mức BBB-/F3 theo đánh giá xếp hạng của Fitch Ratings trở lên.

Điều kiện (ii) này không áp dụng đối với trường hợp ngân hàng thương mại gửi tiền (không phải tiền gửi thanh toán) tại chi nhánh, công ty con của ngân hàng thương mại đó ở nước ngoài. Tổng số dư tiền gửi của ngân hàng thương mại tại tất cả các chi nhánh, công ty con của ngân hàng thương mại đó ở nước ngoài không vượt quá 10% vốn điều lệ của ngân hàng thương mại đó.

IMF công bố dữ liệu cập nhật về dự trữ ngoại hối quốc tế

(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)

3. Thủ tục đề nghị chấp thuận hoạt động ngoại hối cơ bản của ngân hàng thương mại

Khi có nhu cầu thực hiện hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường trong nước, thị trường quốc tế; ngân hàng thương mại lập 01 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận sau đây:

3.1. Thành phần hồ sơ

(i) Đối với hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường trong nước:

Đơn đề nghị chấp thuận hoạt động ngoại hối (theo mẫu tại Phụ lục 1 đính kèm Thông tư 23/2022/TT-NHNN).

- Quy định nội bộ về quản lý rủi ro liên quan đến hoạt động ngoại hối, trong đó tối thiểu bao gồm các nội dung: nhận dạng các loại rủi ro, phương án quản lý các rủi ro này.

- Báo cáo mô tả hệ thống công nghệ thông tin, các giải pháp kỹ thuật áp dụng và quy trình xử lý các hoạt động ngoại hối trong hệ thống công nghệ thông tin theo các nội dung quy định tại Phụ lục 3 đính kèm Thông tư 28/2016/TT-NHNN.

(ii) Đối với hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường quốc tế:

(i) Thành phần hồ sơ như đối với trường hợp đề nghị chấp thuận hoạt động ngoại hồi cơ bản trên thị trường trong nước (nêu tại Mục 3.1.(i) bên trên). 

(ii) Quy định nội bộ về tiêu chuẩn lựa chọn tổ chức đối tác, hạn mức giao dịch đối với các đối tác, trong đó phải bao gồm quy định về rà soát, đánh giá lại đối tác theo định kỳ và khi có sự kiện đột xuất ảnh hưởng tới xếp hạng tín dụng của các đối tác.

Lưu ý:

- Hồ sơ phải được lập bằng tiếng Việt. Trường hợp thành phần hồ sơ dịch từ tiếng nước ngoài, ngân hàng thương mại được lựa chọn nộp tài liệu đã được chứng thực chữ ký của người dịch theo quy định về chứng thực của pháp luật Việt Nam hoặc tài liệu có xác nhận của người đại diện hợp pháp của ngân hàng thương mại.

- Các thành phần hồ sơ là đơn đề nghị cấp phép hoạt động ngoại hối; các quy định nội bộ; các báo cáo phải được người đại diện hợp pháp của ngân hàng thương mại ký.

- Đối với thành phần hồ sơ là bản sao, ngân hàng thương mại nộp bản sao có xác nhận của người đại diện hợp pháp của ngân hàng thương mại về tính chính xác của bản sao so với bản chính.

Nơi nộp hồ sơ: Bộ phận Mội cửa của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Cách thức nộp hồ sơ: Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

Thời hạn giải quyết:

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu ngân hàng thương mại bổ sung hồ sơ.

- Trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước xem xét chấp thuận hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường trong nước, thị trường quốc tế cho ngân hàng thương mại. Trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước thông báo bằng văn bản cho ngân hàng thương mại và nêu rõ lý do.

Căn cứ pháp lý:

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

3,074
Công việc tương tự:
Câu hỏi thường gặp:
Câu hỏi thường gặp: