>>> Xem công việc pháp lý mới tại đây.

Định kỳ báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động và công tác an toàn, vệ sinh lao động trong Hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh cũng thuộc đối tượng phải thực hiện báo cáo tổng hợp định kì tình hình tai nạn lao động và công tác an toàn, vệ sinh lao động. Do đó việc thu thập, lưu trữ thông tin và cách thức thực hiện việc báo cáo tổng hợp định kì được thực hiện giống như những loại hình doanh nghiệp khác. Cụ thể như sau:

Hộ kinh doanh phải tổ chức thu thập, lưu trữ thông tin về tình hình tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở của mình; mở số thống kê tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 13/2020/TT-BLĐTBXH; cập nhật đầy đủ, kịp thời vào phần mềm cơ sở dữ liệu về tai nạn lao động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kể từ ngày phần mềm hoạt động; trong đó, xác định yếu tố chính gây chấn thương theo danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 13/2020/TT-BLĐTBXH.

Từ việc thống kê này, định kỳ 06 tháng và hàng năm, Hộ kinh doanh phải gửi Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động (Mẫu Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP) đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi Hộ kinh doanh đăng kí địa điểm kinh doanh; với thời hạn cụ thể như sau:

1. Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động 06 tháng đầu năm

Gửi trước ngày 05 tháng 07 của năm báo cáo.

2. Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động cả năm

Công bố trước ngày 10 tháng 01 của năm liền sau năm báo cáo.

 

Đồng thời, định kỳ 06 tháng và hàng năm, Hộ kinh doanh cũng có trách nhiệm đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở cho người lao động được biết. Thông tin phải được công bố trước ngày 10 tháng 07 đối với số liệu 06 tháng đầu năm và trước ngày 15 tháng 01 năm liền sau đối với số liệu cả năm.

Nội dung thông tin công bố tình hình tai nạn lao động:

-Số vụ tai nạn lao động, số vụ tai nạn lao động chết người;

-Số người bị tai nạn lao động, số người bị chết do tai nạn lao động;

-Nguyên nhân chủ yếu xảy ra tai nạn;

-Thiệt hại do tai nạn lao động, bao gồm: tổng số ngày nghỉ vì tai nạn lao động; các khoản chi về y tế, trả lương trong thời gian điều trị, bồi thường, trợ cấp, chi phí khác; thiệt hại tài sản;

-Sự biến động (về số lượng, tỷ lệ) các số liệu thống kê: Số vụ tai nạn lao động, số vụ tai nạn lao động chết người, Số người bị tai nạn lao động, số người bị chết do tai nạn lao động; Nguyên nhân chủ yếu xảy ra tai nạn; Thiệt hại do tai nạn lao động so với cùng thời kỳ hoặc giai đoạn báo cáo; phân tích nguyên nhân biến động và hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động (bao gồm phân tích về kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động và việc thực hiện kế hoạch).

Thông tin công bố phải được niêm yết công khai tại trụ sở của cơ sở và cấp tổ, đội, phân xưởng, phòng, ban (đối với các tổ, đội, phân xưởng, phòng, ban có xảy ra tai nạn lao động), tại hội nghị người lao động hằng năm của doanh nghiệp và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ sở (nếu có).

Cuối cùng, định kỳ hàng năm, Hộ kinh doanh cũng phải gửi Báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động (Mẫu Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH) về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi Hộ kinh doanh đăng kí địa điểm kinh doanh; Báo cáo này phải được gửi trước ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo.

Lưu ý:

Trong các Báo cáo, cũng như Sổ thống kê tai nạn lao động đều có những mục mà Hộ kinh doanh phải điền thông tin dưới dạng mã số để phục vụ công tác thống kê. Cho nên, để đối chiếu các mã số này, hộ kinh doanh tra cứu trực tiếp từ cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thống kê tại: www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=710.

Danh mục đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp áp dụng trong điều tra, báo cáo thống kê được ban hành kèm theo Công văn 231 TCTK/PPCĐ ngày 17 tháng 04 năm 2002.

Xem chi tiết các yếu tố gây chấn thương trong tai nạn lao động tại công việc "Phân loại tai nạn lao động".

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

36,609