Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài việc phải đáp ứng các quy định chung về đăng ký kinh doanh thì đối với một số ngành nghề, lĩnh vực, doanh nghiệp còn phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện nhất định. Tiện ích Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện được xây dựng nhằm giúp Quý khách hàng thuận tiện trong việc nắm bắt thông tin về điều kiện, hồ sơ, thủ tục để tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các ngành nghề yêu cầu điều kiện cụ thể.

Điều kiện để được kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt

Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có các điểm dừng đón, trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành với cự ly, phạm vi hoạt động nhất định, bao gồm tuyến xe buýt nội tỉnh và tuyến xe buýt liên tỉnh. Trong đó:

- Tuyến xe buýt nội tỉnh là tuyến xe buýt có phạm vi hoạt động trên địa bàn của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Tuyến xe buýt liên tỉnh là tuyến xe buýt có phạm vi hoạt động trên địa bàn của hai hoặc ba tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

I. Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt, cụ thể:

1. Doanh nghiệp có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô, trong đó có loại hình kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định thì được tham gia đấu thầu hoặc đặt hàng khai thác tuyến xe buýt trong Danh mục mạng lưới tuyến (ban hành kèm theo Quyết định 711/QĐ-BGTVT năm 2023).

2. Điều kiện đối với phương tiện

2.1. Điều kiện chung khi kinh doanh vận tải hành khách:

- Xe ô tô phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.

- Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt có niên hạn sử dụng không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất);

- Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe (bao gồm cả lái xe và cửa lên xuống của xe) trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:

+ Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;

+ Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.

- Niêm yết thông tin:

+ Niêm yết bên ngoài xe:

  • Phía trên kính trước và sau xe: số hiệu tuyến hoặc mã số tuyến, điểm đầu, điểm cuối của tuyến;
  • Hai bên thành xe: số hiệu tuyến hoặc mã số tuyến; giá vé và số điện thoại của doanh nghiệp;

+ Niêm yết bên trong xe: biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe), số hiệu tuyến hoặc mã số tuyến; sơ đồ vị trí điểm đầu, điểm cuối và các điểm dừng dọc tuyến; giá vé; số điện thoại di động đường dây nóng của đơn vị kinh doanh vận tải và Sở Giao thông vận tải địa phương; trách nhiệm của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và hành khách;

+ Bên trong xe có Bảng hướng dẫn về an toàn giao thông và thoát hiểm ở vị trí hành khách dễ quan sát, các nội dung chính gồm: hướng dẫn cài dây an toàn (nếu có); hướng dẫn sắp xếp hành lý; biển cấm hút thuốc lá trên xe; hướng dẫn sử dụng hệ thống điện trên xe (nếu có); hướng dẫn cách sử dụng bình cứu hỏa, búa thoát hiểm và hướng thoát hiểm khi xảy ra sự cố.

2.2. Điều kiện riêng khi kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt tuyến cố định:

- Phải có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ mang thai;

- Phải có phù hiệu “XE BUÝT” theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 12/2020/TTBGTVT. Phù hiệu được dán cố định tại góc trên bên phải ngay sát phía dưới vị trí của Tem kiểm định, mặt trong kính chắn gió phía trước của xe ; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe;

- Phải có sức chứa từ 17 chỗ trở lên. Vị trí, số chỗ ngồi, chỗ đứng cho hành khách và các quy định kỹ thuật khác đối với xe buýt theo quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Giao thông vận tải ban hành. Đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt trên các tuyến có hành trình bắt buộc phải qua cầu có trọng tải cho phép tham gia giao thông từ 05 tấn trở xuống hoặc trên 50% lộ trình tuyến là đường từ cấp IV trở xuống (hoặc đường bộ đô thị có mặt cắt ngang từ 07 mét trở xuống) được sử dụng xe ô tô có sức chứa từ 12 đến dưới 17 chỗ.

2.3. Về Quản lý và sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch về bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa phương tiện để đảm bảo các phương tiện phải được bảo dưỡng, sửa chữa theo quy định tại Thông tư 53/2014/TT-BGTVT;

- Lập, cập nhật đầy đủ quá trình hoạt động của phương tiện vào Lý lịch phương tiện hoặc phần mềm quản lý phương tiện của đơn vị với các thông tin tối thiểu theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 12/2020/TT-BGTVT;

- Kết nối, cập nhật dữ liệu Lý lịch phương tiện thông qua phần mềm quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô của Bộ Giao thông vận tải (Tổng cục Đường bộ Việt Nam). Từ ngày 01 tháng 7 năm 2022 việc cập nhật được thực hiện qua phần mềm quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô của Bộ Giao thông vận tải.;

- Lưu trữ hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình quản lý, điều hành hoạt động vận tải của đơn vị để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra; thời gian lưu trữ tối thiểu 03 năm.

Ảnh: Xe buýt điện chính thức lăn bánh ở TP.HCM, giá vé cho học sinh sinh  viên chỉ 3.000 đồng/lượt - Tin tức

Hình từ Internet

3. Về tổ chức và quản lý nhân sự:

- Ký hợp đồng lao động, đóng các loại bảo hiểm, tổ chức khám sức khỏe định kỳ và thực hiện đầy đủ các quyền lợi của người lao động (bao gồm cả lái xe, nhân viên phục trên xe) theo quy định của pháp luật về lao động;

- Nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn về nghiệp vụ vận tải an toàn lái xe định kỳ không quá 03 năm theo quy định tại Điều 16 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT. Nhân viên phục vụ trên xe vận tải khách du lịch còn phải được tập huấn về nghiệp vụ du lịch theo quy định của pháp luật liên quan về du lịch.

- Sử dụng lái xe kinh doanh vận tải phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm điều khiển xe khách có trọng tải thiết kế từ 30 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên để điều khiển xe khách có giường nằm hai tầng;

- Lập, cập nhật đầy đủ quá trình hoạt động của lái xe vào lý lịch hành nghề người lái xe hoặc phần mềm quản lý lái xe với các thông tin tối thiểu theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 12/2020/TT-BGTVT.

- Lập, cập nhật đầy đủ các nội dung quy định về quá trình hoạt động của phương tiện và lái xe thuộc đơn vị vào lý lịch phương tiện, lý lịch hành nghề lái xe. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2022 việc cập nhật được thực hiện qua phần mềm quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô của Bộ Giao thông vận tải.

- Đảm bảo việc người lái xe thực hiện đúng quy định về thời gian làm việc trong ngày không được quá 10 giờ, không được lái xe liên tục quá 4 giờ và thời gian nghỉ giữa 2 lần lái xe liên tục:

+ Đối với xe buýt nội tỉnh tối thiểu là 05 phút.

+ Đối với xe buýt liên tỉnh tối thiểu là 15 phút.

4. Ngoài ra, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách phải đảm bảo quy định về thiết bị giám sát hành trình của xe và thực hiện công tác đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, cụ thể:

4.1. Xe buýt phải phải lắp thiết bị giám sát hành trình.

- Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt, hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông.

- Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu sau đây:

+ Lưu trữ và truyền dẫn các thông tin gồm: Hành trình, tốc độ vận hành, thời gian lái xe liên tục về hệ thống dữ liệu giám sát hành trình của Bộ Giao thông vận tải (Tổng cục Đường bộ Việt Nam);

+ Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và được kết nối, chia sẻ với Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông), Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan) để thực hiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông; an ninh, trật tự; thuế; phòng, chống buôn lậu.

-  Đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện duy trì hoạt động thiết bị giám sát hành trình để đảm bảo cung cấp được các thông tin về lưu trữ và truyền dẫn thông tin.

- Đơn vị kinh doanh vận tải và lái xe kinh doanh vận tải không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô. Trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, lái xe phải sử dụng thẻ nhận dạng lái xe của mình để đăng nhập thông tin qua đầu đọc thẻ của thiết bị giám sát hành trình của xe và đăng xuất khi kết thúc lái xe để làm cơ sở xác định thời gian lái xe liên tục và thời gian làm việc trong ngày.

4.2. Đơn vị kinh doanh vận tải phải xây dựng và thực hiện Quy trình bảo đảm an toàn giao thông, quy trình đảm bảo phải thể hiện rõ các nội dung sau đây:

- Theo dõi, giám sát hoạt động của lái xe và phương tiện trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh vận tải;

- Thực hiện kiểm tra điều kiện an toàn giao thông của xe ô tô và lái xe ô tô trước khi thực hiện hành trình (đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi thực hiện kiểm tra theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị);

- Chấp hành quy định về thời gian lái xe liên tục, thời gian làm việc trong ngày của lái xe;

- Chế độ bảo dưỡng sửa chữa đối với xe ô tô kinh doanh vận tải;

- Chế độ kiểm tra, giám sát hoạt động của xe ô tô và người lái xe trên hành trình;

- Có phương án kiểm soát để bảo đảm không còn hành khách ở trên xe khi đã kết thúc hành trình (áp dụng đối với xe kinh doanh vận tải hành khách);

- Tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho lái xe;

- Có phương án xử lý khi xảy ra tai nạn giao thông trong quá trình kinh doanh vận tải;

- Tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho lái xe;

- Có phương án xử lý khi xảy ra tai nạn giao thông trong quá trình kinh doanh vận tải;

- Chế độ báo cáo về an toàn giao thông đối với lái xe, người điều hành vận tải.

II. Thành phần hồ sơ

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp.

Đối với đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải bao gồm:

- Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định 10/2020/NĐ-CP;

- Bản sao văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải;

- Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông.

Đối với đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đối với hộ kinh doanh vận tải gồm:

- Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định 10/2020/NĐ-CP;

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Nơi nộp hồ sơ: Sở Giao thông vận tải tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Thời hạn giải quyết: trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định. Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.

2. Hồ sơ đăng ký phù hiệu

- Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu quy định tại Phụ lục V của Nghị định 10/2020/NĐ-CP;

- Bản sao giấy đăng ký xe ô tô hoặc bản sao giấy hẹn nhận giấy đăng ký xe ô tô của cơ quan cấp đăng ký. Trường hợp phương tiện không thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải thì xuất trình thêm bản sao một trong các giấy tờ sau: Hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng dịch vụ hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Nơi nộp hồ sơ: Sở Giao thông vận tải nơi đã cấp Giấy phép kinh doanh cho đơn vị

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ đúng quy định.

3. Hồ sơ đăng ký khai thác tuyến vận tải hành khách cố định

Thành phần hồ sơ gồm có:

Đăng ký khai thác tuyến theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Nghị định 10/2020/NĐ-CP

- Bản sao Biên bản thống nhất giữa bến xe hai đầu tuyến với doanh nghiệp tham gia khai thác tuyến (áp dụng đối với trường hợp tuyến mới).

Nơi nộp hồ sơ: Giao thông vận tải đã cấp Giấy phép kinh doanh cho đơn vị.

Thời hạn giải quyết

Quy trình đăng ký áp dụng đến ngày 30/06/2021: Trong thời hạn tối đa 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định. Đối với tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh, trong thời hạn tối đa 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định.. Đối với tuyến cố định nội tinh, trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định 

Quy trình đăng ký áp dụng từ ngày 01/07/2021: Trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định. Nộp hồ sơ trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giao thông vận tải (không nhận hồ sơ gửi trực tiếp đến cơ quan quản lý tuyến hoặc hồ sơ gửi qua đường bưu điện);

Lưu ý: - Hộ kinh doanh cũng được đầu tư, kinh doanh ngành nghề có điều kiện nêu trên.

Chậm nhất ngày 20 hàng tháng, đơn vị kinh doanh vận tải phải báo cáo tình hình hoạt động của tháng trước về Sở Giao thông vận tải, Mẫu báo cáo kết quả hoạt động vận tải hành khách theo quy định tại Phụ lục 18 ban hành kèm theo Thông tư 12/2020/TT-BGTVT.

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

5,019
Công việc tương tự:
Bài viết liên quan:
Bài viết liên quan: