>>> Xem công việc pháp lý mới tại đây.

Chấm dứt hợp đồng lao động do sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp trong Doanh Nghiệp Tư Nhân

Việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp (sau đây gọi chung là Tổ chức lại doanh nghiệp) có thể làm thay đổi chủ thể "Người sử dụng lao động" trong quan hệ lao động; vì 02 nguyên nhân chính yếu sau:

Đầu tiên, do từng hình thức Tổ chức lại doanh nghiệp sẽ dẫn đến sự chấm dứt hoặc không chấm dứt tồn tại của doanh nghiệp bị tổ chức lại;

Thứ hai, bản thân doanh nghiệp bị tổ chức lại; các doanh nghiệp hình thành sau khi chia, tách, hợp nhấtdoanh nghiệp nhận sáp nhập sẽ có thể tiếp tục sử dụng toàn bộ hoặc chỉ một phần, hoặc không thể tiếp tục sử dụng toàn bộ số lao động của doanh nghiệp bị tổ chức lại.

Có thể lấy ví dụ sau đây để hình dung rõ hơn 02 nguyên nhân này:

1. Chia doanh nghiệp sẽ dẫn đến sự chấm dứt tồn tại của doanh nghiệp bị chia; ví dụ:

Công ty A bị chia thành công ty B và C thì A chấm dứt tồn tại, B và C được thành lập.

Khi đó, B và C có thể tiếp tục sử dụng toàn bộ số lao động của A hoặc là không.

2. Tách doanh nghiệp thì doanh nghiệp bị tách không chấm dứt sự tồn tại; ví dụ:

Công ty A tách thành công ty A và B, A vẫn tiếp tục tồn tại và B được thành lập.

Khi đó, A và B thỏa thuận, thu xếp việc sử dụng số lao động của A.

3. Hợp nhất doanh nghiệp thì các doanh nghiệp bị hợp nhất sẽ chấm dứt sự tồn tại; ví dụ:

Công ty A hợp nhất với công ty B thành công ty C thì A và B chấm dứt tồn tại, C được thành lập.

Khi đó, C có thể tiếp tục sử dụng toàn bộ số lao động của A và B hoặc là không.

4. Sáp nhập doanh nghiệp thì doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ chấm dứt sự tồn tại; ví dụ:

Công ty A bị sáp nhập vào công ty B thì A chấm dứt tồn tại.

Khi đó, B có thể tiếp tục sử dụng toàn bộ số lao động của A hoặc là không.

Sở dĩ cần phân tích việc này, vì:

Trách nhiệm tiên quyết của các doanh nghiệp tồn tại sau khi chia, tách, hợp nhấtcác doanh nghiệp nhận sáp nhập là đảm bảo việc làm cho những người lao động của doanh nghiệp bị tổ chức lại.

Trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động hiện tại và người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm thực hiện phương án sử dụng lao động đã được thông qua bao gồm những nội dung sau:

- Số lượng và danh sách người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động được đào tạo lại để tiếp tục sử dụng, người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian;

- Số lượng và danh sách người lao động nghỉ hưu;

- Số lượng và danh sách người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;

- Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động và các bên liên quan trong việc thực hiện phương án sử dụng lao động;

- Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.

Khi xây dựng phương án sử dụng lao động, người sử dụng lao động phải trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Đối với những người lao động buộc phải chấm dứt hợp đồng lao động thì doanh nghiệp bị Tổ chức lại giải quyết việc chấm dứt hợp đồng lao động, có văn bản Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với từng người cụ thể;

Đồng thời, doanh nghiệp có nghĩa vụ chi trả Trợ cấp mất việc làm cho người lao động - xem chi tiết tại công việc "Phân biệt Trợ cấp thôi việc và Trợ cấp mất việc làm".

Lưu ý:

- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm: công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp, bao gồm:

+ Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

+ Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký. Việc tổ chức và hoạt động phải bảo đảm nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều lệ; tự nguyện, tự quản, dân chủ, minh bạch.

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

2,212
Bài viết liên quan: