>>> Xem công việc pháp lý mới tại đây.

Bảo lãnh cho người lao động nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam trong công ty TNHH hai thành viên trở lên

Bảo lãnh cho người lao động nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam

Hình từ Internet

1. Hồ sơ đề nghị cấp thị thực

Sau khi đã nhận được Giấy phép lao động hoặc Giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động thì công ty TNHH 2 thành viên trở lên nộp hồ sơ đề nghị cấp thị thực cho người lao động nước ngoài đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh gần nhất; bao gồm những giấy tờ sau:

1. Công văn đề nghị xét duyệt, kiểm tra nhân sự người nước ngoài nhập cảnh (Mẫu NA2 ban hành kèm theo Thông tư 04/2015/TT-BCA);

2. Bản sao có chứng thực giấy phép lao động hoặc giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã được cấp;

3. Các giấy tờ chứng minh nếu thuộc một trong các đối tượng được miễn thị thực sau đây:

- Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

- Sử dụng thẻ thường trú, thẻ tạm trú theo quy định pháp luật của Việt Nam.

- Vào khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

- Có quyết định đơn phương miễn thị thực của Việt Nam.

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và người nước ngoài là vợ, chồng, con của họ; người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam được miễn thị thực theo quy định của Chính phủ.

Thông thường, người lao động nước ngoài sẽ nhận thị thực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài; nhưng nếu người nước ngoài đó xuất phát từ nước không có cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam hoặc trước khi đến Việt Nam phải đi qua nhiều nước, thì công ty có thể đề nghị cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế.

Nếu chấp thuận cho việc nhập cảnh thì trong thời hạn từ 03 đến 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp thị thực, Cục Quản lý xuất nhập cảnh sẽ có văn bản trả lời đến công ty.

Sau khi nhận được văn bản trả lời của Cục Quản lý xuất nhập cảnh, công ty thông báo cho người nước ngoài để họ làm thủ tục nhận thị thực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài hoặc tại cửa khẩu, căn cứ theo nội dung ghi trong văn bản trả lời của Cục.

2. Hồ sơ thông báo với Cục Quản lý xuất nhập cảnh

Ngoài ra, trước khi thực hiện thủ tục mời, bảo lãnh để người lao động nước ngoài được cấp thị thực vào Việt Nam, công ty TNHH 2 thành viên trở lên phải gửi hồ sơ thông báo với Cục Quản lý xuất nhập cảnh, bao gồm các giấy tờ sau:

1. Văn bản thông báo về việc bảo lãnh cấp thị thực vào Việt Nam;

2. Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký công ty;

3. Văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của doanh nghiệp (Mẫu NA16 ban hành kèm theo Thông tư 04/2015/TT-BCA).

Việc thông báo này thực hiện khi lần đầu công ty có phát sinh nhu cầu bảo lãnh cho người lao động nước ngoài và chỉ khi có sự thay đổi thông tin đã thông báo nêu trên thì mới thực hiện thông báo lại để cập nhật, bổ sung.

3. Nơi nộp hồ sơ

Cục Quản lý xuất nhập cảnh có 03 cơ sở:

1. Trụ sở tại Hà Nội, địa chỉ: 44-46 đường Trần Phú, quận Ba Đình, Hà Nội.

2. Cơ quan đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: 254 đường Nguyễn Trãi, Q1, TP. Hồ Chí Minh.

3. Cơ quan đại diện tại khu vực Miền trung và Tây Nguyên, địa chỉ: Số 7, đường Trần Quý Cáp, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng.

Nếu không tiện nộp hồ sơ trực tiếp thì công ty có thể thực hiện thủ tục điện tử tại đường dẫn sau: https://evisa.xuatnhapcanh.gov.vn/home .

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

3,758
Bài viết liên quan: