Năm 2023, theo quy định của pháp luật, việc nhận hàng, chuyển rủi ro, chuyển quyền sở hữu hàng hóa được thực hiện như thế nào? – Kim Anh (Quy Nhơn).
>> Năm 2023, việc môi giới thương mại được quy định như thế nào?
>> Năm 2023, việc đại diện cho thương nhân được quy định thế nào?
Theo Điều 56 Luật Thương mại 2005 quy định về nhận hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa cụ thể như sau:
Điều 56. Nhận hàng
Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng theo thoả thuận và thực hiện những công việc hợp lý để giúp bên bán giao hàng.
Như vậy, bên mua có trách nhiệm nhận hàng theo thỏa thuận và thực hiện những công việc hợp lý tạo điều kiện để bên bán giao hàng.
Bên cạnh đó, tại Điều 62 Luật Thương mại 2005 quy định về thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa thì trừ khi trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác, quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao.
Toàn văn File word Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn mới nhất |
Việc nhận hàng, chuyển rủi ro, chuyển quyền sở hữu hàng hóa năm 2023 quy định thế nào? (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Theo quy định tại Điều 57 Luật Thương mại 2005, trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định thì vấn đề chuyển rủi ro được thực hiện cụ thể như sau:
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua khi hàng hóa đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua ủy quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trong trường hợp bên bán được ủy quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hóa.
Như vậy, thời điểm chuyển rủi ro trong trường hợp này sẽ là thời điểm bên giao hàng giao được hàng cho bên mua và bên mua hoặc người đại diện bên mua đã nhận hàng tại một địa điểm nhất định. Nếu trước khi giao tới địa điểm đó, hàng hóa có xảy ra bất cứ tổn thất nào bên bán sẽ phải chịu trách nhiệm.
Căn cứ tại Điều 58 Luật Thương mại 2005 quy định về chuyển rủi ro trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định như sau:
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hóa và bên bán không có nghĩa vụ giao hàng tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên.
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, theo quy định tại Điều 59 Luật Thương mại 2005, nếu hàng hoá đang được người nhận hàng để giao nắm giữ mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(1) Khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hóa;
(2) Khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hóa của bên mua.
Trong trường hợp mua bán hàng hóa đang trên đường vận chuyển quy định tại Điều 60 Luật Thương mại 2005 thì việc chuyển rủi ro được thực hiện như sau:
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hóa đang trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng.
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, việc chuyển rủi ro trong các trường hợp khác được quy định tại Điều 61 Luật Thương mại 2005 như sau:
(1) Trong trường hợp không được quy định tại các Điều 57, 58, 59 và 60 Luật Thương mại 2005 thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua, kể từ thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng;
(2) Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa không được chuyển cho bên mua, nếu hàng hóa không được xác định rõ ràng bằng ký mã hiệu, chứng từ vận tải, không được thông báo cho bên mua hoặc không được xác định bằng bất kỳ cách thức nào khác.
>> Xem thêm bài viết liên quan:
>> Việc giao hàng hóa và chứng từ liên quan đến hàng hóa năm 2023 được thực hiện như thế nào?
>> Năm 2023, trường hợp hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thì giải quyết thế nào?