Cho tôi hỏi môi giới thương mại là gì? Pháp luật quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động môi giới thương mại? – Thục Anh (Kiên Giang).
>> Năm 2023, việc đại diện cho thương nhân được quy định thế nào?
>> Thủ tục đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại năm 2023 như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Luật Thương mại 2005, các hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, uỷ thác mua bán hàng hoá và đại lý thương mại.
Trong đó, các quy định về hoạt động môi giới thương mại được hướng dẫn tại Mục 2 Chương V Luật Thương mại 2005, cụ thể như sau:
Theo quy định tại Điều 150 Luật Thương mại 2005, môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới.
Toàn văn File word Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn mới nhất |
Quy định về việc môi giới thương mại năm 2023 (Ảnh minh họa)
Theo quy định tại Điều 151 Luật Thương mại 2005 thì trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên môi giới thương mại có các nghĩa vụ sau đây:
- Bảo quản các mẫu hàng hoá, tài liệu được giao để thực hiện việc môi giới và phải hoàn trả cho bên được môi giới sau khi hoàn thành việc môi giới;
- Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của bên được môi giới;
- Chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới, nhưng không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ;
- Không được tham gia thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới, trừ trường hợp có uỷ quyền của bên được môi giới.
Bên môi giới thương mại có quyền được hưởng thù lao môi giới theo mức quy định trong hợp đồng môi giới.
Căn cứ Điều 153 Luật Thương mại 2005, quyền hưởng thù lao môi giới phát sinh từ thời điểm các bên được môi giới đã ký hợp đồng với nhau, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp không có thỏa thuận, mức thù lao môi giới được xác định theo quy định tại Điều 86 của Luật Thương mại 2005 như sau:
Trường hợp không có thoả thuận về giá dịch vụ, không có thoả thuận về phương pháp xác định giá dịch vụ và cũng không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá dịch vụ thì giá dịch vụ được xác định theo giá của loại dịch vụ đó trong các điều kiện tương tự về phương thức cung ứng, thời điểm cung ứng, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá dịch vụ.
Theo quy định tại Điều 152 Luật Thương mại 2005 thì trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên được môi giới có các nghĩa vụ sau đây:
- Cung cấp các thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết liên quan đến hàng hoá, dịch vụ;
- Trả thù lao môi giới và các chi phí hợp lý khác cho bên môi giới.
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên được môi giới phải thanh toán các chi phí phát sinh hợp lý liên quan đến việc môi giới, kể cả khi việc môi giới không mang lại kết quả cho bên được môi giới (Điều 154 Luật Thương mại 2005).
>> Xem thêm bài viết:
>> Năm 2023, thương nhân môi giới mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa được quy định thế nào?
>> Năm 2023, việc đại diện cho thương nhân được quy định thế nào?