Chào PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP. Theo tôi được biết, mọi người dân đều có trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình. Vậy hiểu thế nào cho đúng về trích dẫn hợp lý tác phẩm? Xin cảm ơn!
>> 05 trường hợp nhãn hiệu không đáp ứng được các điều kiện bảo hộ
>> Biện pháp xử phạt hành chính khi có hành vi xâm phạm quyền SHTT
Nội dung này được Ban Hỗ trợ PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP trả lời như sau:
Căn cứ Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về việc trích dẫn hợp lý tác phẩm như sau:
– Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình. Trong đó, phần trích dẫn chỉ nhằm mục đích giới thiệu, bình luận hoặc làm sáng tỏ vấn đề được đề cập trong tác phẩm của mình. Phần trích dẫn từ tác phẩm được sử dụng để trích dẫn không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được sử dụng để trích dẫn; phù hợp với tính chất, đặc điểm của loại hình tác phẩm được sử dụng để trích dẫn.
– Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;
– Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;
Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân trích dẫn tác phẩm còn phải đáp ứng các điều kiện :
– Không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm;
– Không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
– Phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.
Ngoài ra, tính hợp lý của việc trích dẫn tác phẩm còn căn cứ vào số lượng và thực chất của phần trích dẫn từ tác phẩm được sử dụng không gây phương hại tới quyền tác giả đối với tác phẩm được sử dụng để trích dẫn; phù hợp với tính chất, đặc điểm của loại hình tác phẩm được sử dụng để trích dẫn.
Trên đây là nội dung hỗ trợ của PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP về vấn đề trên.
Trân trọng!