Trách nhiệm triển khai các biện pháp bảo vệ an ninh mạng của cơ quan, tổ chức, cá nhân được quy định như thế nào? Quy định về biện pháp bảo vệ an ninh mạng ra sao?
>> Bắn cá đổi thưởng là gì? Chơi bắn cá đổi thưởng có vi phạm pháp luật?
Căn cứ theo Điều 22 Nghị định 53/2022/NĐ-CP, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong triển khai các biện pháp bảo vệ an ninh mạng được quy định như sau:
(i) Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện các quy định về trình tự, thủ tục áp dụng một số biện pháp bảo vệ an ninh mạng.
(ii) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình, kịp thời phối hợp, hỗ trợ lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thực hiện các quy định về trình tự, thủ tục áp dụng một số biện pháp bảo vệ an ninh mạng.
(iii) Trường hợp doanh nghiệp cung cấp dịch vụ qua biên giới bị cơ quan có thẩm quyền công bố vi phạm pháp luật Việt Nam, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chức năng có thẩm quyền trong ngăn chặn, phòng ngừa, xử lý hành vi vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ qua biên giới.
(iv) Mọi hành vi lợi dụng hoặc lạm dụng các biện pháp bảo vệ an ninh mạng để vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật; trường hợp gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
(v) Đối với các hệ thống thông tin không nằm trong Danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp đồng bộ bảo vệ an ninh mạng, bảo đảm an toàn thông tin mạng theo chức năng, nhiệm vụ được giao:
- Bộ Thông tin và Truyền thông là đầu mối chủ trì đối với các hoạt động dân sự, trừ trường hợp quy định tại gạch đầu dòng thứ hai và ba khoản này.
- Bộ Công an là đầu mối chủ trì đối với các hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ an ninh mạng, phòng, chống tội phạm mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng.
- Bộ Quốc phòng là đầu mối chủ trì đối với các hoạt động bảo vệ tổ quốc trên không gian mạng
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Trách nhiệm triển khai các biện pháp bảo vệ an ninh mạng của cơ quan, tổ chức, cá nhân được quy định như thế nào (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Theo quy định tại Điều 5 Luật An ninh mạng 2018, các biện pháp bảo vệ an ninh mạng bao gồm:
(i) Thẩm định an ninh mạng.
(ii) Đánh giá điều kiện an ninh mạng.
(iii) Kiểm tra an ninh mạng.
(iv) Giám sát an ninh mạng.
(v) Ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng.
(vi) Đấu tranh bảo vệ an ninh mạng.
(vii) Sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin mạng.
(viii) Ngăn chặn, yêu cầu tạm ngừng, ngừng cung cấp thông tin mạng; đình chỉ, tạm đình chỉ các hoạt động thiết lập, cung cấp và sử dụng mạng viễn thông, mạng Internet, sản xuất và sử dụng thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến theo quy định của pháp luật.
(ix) Yêu cầu xóa bỏ, truy cập xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
(x) Thu thập dữ liệu điện tử liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng.
(xi) Phong tỏa, hạn chế hoạt động của hệ thống thông tin; đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin, thu hồi tên miền theo quy định của pháp luật.
(xii) Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
(xiii) Biện pháp khác theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Tại Điều 6 Luật An ninh mạng 2018, bảo vệ không gian mạng quốc gia như sau:
Nhà nước áp dụng các biện pháp để bảo vệ không gian mạng quốc gia; phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng.