Tại Thông tư 02/2023/TT-NHNN, tiêu chí “thu nhập” có áp dụng với khách hàng doanh nghiệp? Tiêu chí “doanh thu, thu nhập” được hiểu là khoản mục nào trên BCTC? – Thúy Vy (Cà Mau).
>> Hợp đồng, thỏa thuận, ngày đến hạn tại Điều 4 Thông tư 02/2023/TT-NHNN, hiểu sao cho đúng?
>> Điều kiện dư nợ lãi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN?
Tiêu chí “thu nhập” có áp dụng đối với khách hàng doanh nghiệp không? Tiêu chí “doanh thu, thu nhập” được hiểu là khoản mục nào trên BCTC? Đề nghị hướng dẫn rõ tiêu chí “doanh thu, thu nhập”? TCTD khi xem xét cơ cấu nợ theo Thông tư 02 phải căn cứ vào cả tiêu chí “doanh thu, thu nhập” hay chỉ 01 trong 02 tiêu chí?
Căn cứ phần Trả lời Câu hỏi 3 của bản giải đáp kèm theo Công văn 6248/NHNN-TD ngày 09/8/2023 của Ngân hàng Nhà nước, trả lời câu hỏi trên như sau:
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 có quy định về doanh thu, thu nhập của doanh nghiệp (thu nhập chịu thuế, thu nhập được miễn thuế, thu nhập tính thuế,…). Do vậy, tiêu chí “thu nhập” có áp dụng đối với khách hàng doanh nghiệp.
Bản giải đáp kèm theo Công văn 6248/NHNN-TD |
Tiêu chí “doanh thu, thu nhập” tại Thông tư 02/2023/TT-NHNN được hiểu là khoản mục nào trên BCTC?
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Tiêu chí “doanh thu, thu nhập” tại Thông tư 02/2023/TT-NHNN là doanh thu, thu nhập của khách hàng đã được tổ chức tín dụng thẩm định làm cơ sở để xác định kế hoạch trả nợ (lịch trả nợ) gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận của tổ chức tín dụng với khách hàng đang có hiệu lực tại thời điểm xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Khi xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN, tổ chức tín dụng căn cứ vào sự sụt giảm doanh thu, thu nhập phù hợp với doanh thu và/hoặc thu nhập đã được tổ chức tín dụng thẩm định để xác định phương án, kế hoạch trả nợ (lịch trả nợ) gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận của tổ chức tín dụng với khách hàng.
Điều 4. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ - Thông tư 02/2023/TT-NHNN Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xem xét quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ gốc và/hoặc lãi của khoản nợ (bao gồm cả các khoản nợ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (đã được sửa đổi, bổ sung)) trên cơ sở đề nghị của khách hàng, khả năng tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và đáp ứng các quy định sau đây: 1. Dư nợ gốc phát sinh trước ngày Thông tư này có hiệu lực và từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính. 2. Phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày Thông tư này có hiệu lực đến hết ngày 30/6/2024. 3. Số dư nợ của khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ còn trong hạn hoặc quá hạn đến 10 (mười) ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán, thời hạn trả nợ theo hợp đồng, thỏa thuận. 4. Được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận do doanh thu, thu nhập sụt giảm so với doanh thu, thu nhập tại phương án trả nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận. 5. Khách hàng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá có khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại. 6. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khoản nợ vi phạm quy định pháp luật. 7. Thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ (kể cả trường hợp gia hạn nợ) được xác định phù hợp với mức độ khó khăn của khách hàng và không vượt quá 12 tháng kể từ ngày đến hạn của số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ. 8. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng theo quy định tại Thông tư này được thực hiện kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực đến hết ngày 30/6/2024. |