Thời gian kiểm tra kế toán tối đa là bao lâu? Nội dung kiểm tra kế toán được quy định như thế nào? Đơn vị kế toán được kiểm tra kế toán có quyền và trách nhiệm gì?
>> Kiểm toán nội bộ là gì? Nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ được quy định như thế nào?
>> Tiền ăn giữa ca có tính thuế thu nhập cá nhân không?
Căn cứ Điều 36 Luật Kế toán 2015, quy định thời gian kiểm tra kế toán như sau:
- Thời gian kiểm tra kế toán do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kế toán quyết định nhưng không quá 10 ngày, không kể ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định Bộ luật Lao động 2019.
- Trường hợp nội dung kiểm tra phức tạp, cần có thời gian để đối chiếu, kết luận, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kế toán có thể kéo dài gian kiểm tra.
- Thời gian kéo dài đối với mỗi cuộc kiểm tra không quá 05 ngày, không kể ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định Bộ luật Lao động 2019.
Như vậy, thời gian kiểm tra kế toán tối đa là 10 ngày. Tuy nhiên, trường hợp nội dung kiểm tra phức tạp thì có thể kéo dài đối với mỗi cuộc kiểm tra không quá 05 ngày. Thời gian trên không kể ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định Bộ luật Lao động 2019.
File word Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành mới nhất năm 2024 |
Quy định về thời gian kiểm tra kế toán (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 35 Luật Kế toán 2015, nội dung kiểm tra kế toán bao gồm:
(i) Kiểm tra việc thực hiện nội dung công tác kế toán.
(ii) Kiểm tra việc tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán.
(iii) Kiểm tra việc tổ chức quản lý và hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán.
(iv) Kiểm tra việc chấp hành các quy định khác của pháp luật về kế toán.
Lưu ý: Nội dung kiểm tra kế toán phải được xác định trong quyết định kiểm tra, trừ trường hợp cơ quan thanh tra nhà nước, thanh tra chuyên ngành về tài chính, Kiểm toán nhà nước. cơ quan thuế khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, kiểm toán các đơn vị kế toán.
Căn cứ Điều 38 Luật Kế toán 2015, quy định về quyền và trách nhiệm của đơn vị được kiểm tra kế toán.
(i) Đơn vị kế toán được kiểm tra kế toán có trách nhiệm sau đây:
- Cung cấp cho đoàn kiểm tra kế toán tài liệu kế toán có liên quan đến nội dung kiểm tra kế toán và giải trình các nội dung theo yêu cầu của đoàn kiểm tra.
- Thực hiện kết luận của đoàn kiểm tra kế toán.
(ii) Đơn vị kế toán được kiểm tra kế toán có các quyền sau đây:
- Từ chối việc kiểm tra nếu thấy việc kiểm tra không đúng thẩm quyền tại khoản 2 và khoản 3 Điều 34 Luật Kế toán 2015 hoặc nội dung kiểm tra không đúng với quy định tại Mục 2.
- Khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp không đồng ý với kết luận của đoàn kiểm tra kế toán.
Điều 34. Kiểm tra kế toán - Luật Kế toán 2015 1. Đơn vị kế toán phải chịu sự kiểm tra kế toán của cơ quan có thẩm quyền. Việc kiểm tra kế toán chỉ được thực hiện khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, trừ các cơ quan quy định tại điểm b khoản 3 Điều này. 2. Các cơ quan có thẩm quyền quyết định kiểm tra kế toán gồm: a) Bộ Tài chính; b) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở trung ương quyết định kiểm tra kế toán các đơn vị kế toán trong lĩnh vực được phân công phụ trách; c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định kiểm tra kế toán các đơn vị kế toán tại địa phương do mình quản lý; d) Đơn vị cấp trên quyết định kiểm tra kế toán đơn vị trực thuộc. 3. Các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kế toán gồm: a) Các cơ quan quy định tại khoản 2 Điều này; b) Cơ quan thanh tra nhà nước, thanh tra chuyên ngành về tài chính, Kiểm toán nhà nước, cơ quan thuế khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, kiểm toán các đơn vị kế toán. |