Tết Ất tỵ 2025 nên đi chùa ngày nào? Những hành vi bị cấm trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo gồm những hành vi nào? Tín ngưỡng và tôn giáo được định nghĩa như thế nào?
>> Xác định thời hạn thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa?
>> Năm 2025, trung tâm dạy thêm đóng thuế như thế nào?
Đi chùa đầu năm từ lâu đã trở thành một nét đẹp văn hóa và phong tục truyền thống của người Việt Nam, nhất là trong dịp Tết Nguyên Đán. Đây không chỉ là một hoạt động mang tính tâm linh mà còn là dịp để mỗi người tìm về với không gian tĩnh lặng, thanh tịnh của chốn cửa Phật – nơi được xem là biểu tượng của sự giao hòa giữa đất trời và con người, giữa những giá trị thiêng liêng và đời thường.
Ngoài ý nghĩa cầu phúc, đi chùa đầu năm còn là dịp để mỗi người thể hiện lòng biết ơn với tổ tiên, những người đã khuất và các đấng thiêng liêng đã che chở, ban phúc lành trong suốt một năm qua. Đây cũng là cách để kết nối với các giá trị truyền thống, gìn giữ những phong tục tốt đẹp được truyền lại qua bao thế hệ.
Dịp Tết Ất Tỵ 2025 những ngày đầu năm mới là thời điểm du xuân và cũng là thời gian thích hợp cho mọi người cùng gia đình, người thân đi chùa năm mới, cầu mong mọi sự hanh thông và ann lạc.
Dưới đây là những ngày giờ tốt đi chùa Tết Ất Tỵ 2025:
- Mùng 1 Tết (ngày 29/01/2025, Thứ Tư)
Ngày Canh Tý, hành Kim rất tốt để bắt đầu năm mới với lòng thành kính. Người mệnh Thủy và Thổ đi chùa ngày này sẽ gặp nhiều thuận lợi. Thích hợp để cầu bình an, sức khỏe và những điều khởi đầu tốt đẹp.
- Mùng 2 Tết (ngày 30/01/2025, Thứ Năm)
Ngày Tân Sửu, hành Thổ, đem lại sự ổn định và vững vàng. Người mệnh Kim và Hỏa nên đi chùa vào ngày này để cầu tài lộc và gia đạo bình an.
- Mùng 3 Tết (ngày 31/01/2025, Thứ Sáu)
Ngày Nhâm Dần, hành Mộc, rất tốt cho việc cầu phúc, đặc biệt phù hợp với người mệnh Thủy và Mộc. Ngày này có ý nghĩa đặc biệt cho những ai muốn cầu tình duyên, gia đình hạnh phúc và hòa thuận.
- Mùng 6 Tết (ngày 03/02/2025, Thứ Hai)
Ngày Ất Tỵ, hành Hỏa, mang đến nhiều cơ hội để xin lộc đầu năm, đặc biệt tốt cho người mệnh Thổ và Mộc.
Lưu ý, nội dung trên chỉ mang tính tham khảo.
File Excel tính và đếm ngược ngày đến các dịp lễ, tết năm 2025 |
Tết Ất tỵ 2025 nên đi chùa ngày nào (Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo cụ thể như sau:
1. Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
4. Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
a) Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
b) Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
d) Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
5. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về định nghĩa tín ngưỡng và tôn giáo cụ thể như sau:
1. Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
…
5. Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.
…