Hiện nay, Tài khoản 353 (thuế GTGT được khấu trừ) áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô, được quy định thế nào? – Văn Đức (Quảng Trị).
>> Tài khoản 313 (vật liệu) áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô, được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 21 Thông tư 05/2019/TT-BTC quy định về Tài khoản 353 - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô như sau:
- Tài khoản 353 dùng để phản ánh số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ của các tổ chức tài chính vi mô.
- Kế toán phải hạch toán riêng thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ và thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấu trừ. Trường hợp không thể hạch toán riêng được thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào được hạch toán vào tài khoản 353. Cuối kỳ, kế toán phải xác định số thuế giá trị gia tăng được khấu trừ và không được khấu trừ theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
- Số thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá trị tài sản được mua hoặc chi phí tuỳ theo từng trường hợp cụ thể.
- Việc xác định số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ, kê khai, quyết toán, nộp thuế phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Tài khoản 353 (thuế GTGT được khấu trừ) áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
- Bên Nợ:
Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ.
- Bên Có:
+ Số thuế giá trị gia tăng đầu vào đã khấu trừ;
+ Kết chuyển số thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấu trừ;
+ Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa mua vào nhưng đã trả lại, được giảm giá;
+ Số thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được hoàn lại.
- Số dư bên Nợ:
Số thuế giá trị gia tăng đầu vào còn được khấu trừ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được hoàn lại nhưng ngân sách nhà nước chưa hoàn trả.
Căn cứ Điều 8 Luật Kế toán 2015 quy định về đối tượng được kế toán như sau:
Điều 8. Đối tượng kế toán - Luật Kế toán 2015 1. Đối tượng kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước, hành chính, sự nghiệp; hoạt động của đơn vị, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước gồm: a) Tiền, vật tư và tài sản cố định; b) Nguồn kinh phí, quỹ; c) Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán; d) Thu, chi và xử lý chênh lệch thu, chi hoạt động; đ) Thu, chi và kết dư ngân sách nhà nước; e) Đầu tư tài chính, tín dụng nhà nước; g) Nợ và xử lý nợ công; h) Tài sản công; i) Tài sản, các khoản phải thu, nghĩa vụ phải trả khác có liên quan đến đơn vị kế toán. 2. Đối tượng kế toán thuộc hoạt động của đơn vị, tổ chức không sử dụng ngân sách nhà nước gồm tài sản, nguồn hình thành tài sản theo quy định tại các điểm a, b, c, d và i khoản 1 Điều này. 3. Đối tượng kế toán thuộc hoạt động kinh doanh, trừ hoạt động quy định tại khoản 4 Điều này, gồm: a) Tài sản; b) Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu; c) Doanh thu, chi phí kinh doanh, thu nhập và chi phí khác; d) Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước; đ) Kết quả và phân chia kết quả hoạt động kinh doanh; e) Tài sản, các khoản phải thu, nghĩa vụ phải trả khác có liên quan đến đơn vị kế toán. 4. Đối tượng kế toán thuộc hoạt động ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư tài chính gồm: a) Các đối tượng quy định tại khoản 3 Điều này; b) Các khoản đầu tư tài chính, tín dụng; c) Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán; d) Các khoản cam kết, bảo lãnh, giấy tờ có giá. |