Pháp luật hiện hành quy định những trường hợp nào cần phải xác nhận Bảng kê lâm sản? Hiện tại, đối với sản phẩm gỗ hoàn chỉnh xuất khẩu có cần Bảng kê lâm sản hay không?
>> Góp vốn thành lập doanh nghiệp thì có thể đăng ký hộ kinh doanh được không?
>> Năm 2024, đăng kiểm viên đường sắt phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
- Lâm sản phải xác nhận Bảng kê lâm sản, gồm:
(i) Gỗ loài thông thường khai thác từ rừng tự nhiên.
(ii) Lâm sản sau xử lý tịch thu.
(iii) Thực vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; thực vật thuộc Phụ lục CITES.
(iv) Động vật rừng và bộ phận, dẫn xuất, sản phẩm của động vật rừng có nguồn gốc từ tự nhiên, nhập khẩu hoặc gây nuôi; động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES, trừ loài thủy sản.
(v) Lâm sản không thuộc các trường hợp quy định tại các khoản (i), (ii), (iii) và khoản (iv) Mục này theo đề nghị của chủ lâm sản.
- Gỗ của doanh nghiệp được phân loại doanh nghiệp Nhóm I theo quy định của Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam khi mua bán, chuyển giao quyền sở hữu, vận chuyển không phải xác nhận Bảng kê lâm sản, trừ trường hợp doanh nghiệp đề nghị xác nhận theo khoản (v) Mục này.
(Khoản 3 và khoản 4 Điều 5 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 3 Điều 2 Thông tư 22/2023/TT-BNNPTNT)
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Sản phẩm gỗ hoàn chỉnh xuất khẩu có cần bảng kê lâm sản (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
(i) Đối với gỗ tròn, gỗ xẻ, sản phẩm gỗ, hồ sơ gồm một trong các tài liệu sau:
- Bản chính Bảng kê lâm sản hoặc bản chính Bảng kê lâm sản có xác nhận của Cơ quan Kiểm lâm sở tại đối với lâm sản quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT.
- Bản chính hoặc bản sao hoặc bản điện tử Giấy phép CITES xuất khẩu đối với gỗ, sản phẩm gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES.
(ii) Đối với lâm sản ngoài gỗ, hồ sơ gồm một trong các tài liệu sau:
- Bản chính hoặc bản sao hoặc bản điện tử giấy phép CITES đối với mẫu vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES.
- Bản chính Bảng kê lâm sản có xác nhận của Cơ quan Kiểm lâm sở tại đối với động vật rừng thông thường.
- Bản chính Bảng kê lâm sản đối với thực vật rừng ngoài gỗ thuộc loài thực vật rừng thông thường.
Lưu ý, sau khi thông quan, Cơ quan Hải quan trả lại hồ sơ cho chủ lâm sản để lưu giữ theo quy định.
(Điều 19 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT)
(i) Đối tượng được kiểm tra: Tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh, hộ gia đình, cộng đồng dân cư có hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến, sản xuất, mua bán, chuyển quyền sở hữu lâm sản, xuất khẩu, nhập khẩu, cất giữ lâm sản, nuôi động vật rừng, trồng thực vật rừng và đánh dấu mẫu vật.
(ii) Hình thức kiểm tra:
- Kiểm tra theo kế hoạch.
- Kiểm tra đột xuất.
(Điều 25 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT)
Điều 26. Nội dung kiểm tra - Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT 1. Đối với khai thác lâm sản: Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về khai thác lâm sản theo Quy chế quản lý rừng và quy định tại Chương II Thông tư này và lâm sản khai thác thực tế tại hiện trường. 2. Đối với lâm sản khi nhập khẩu, xuất khẩu: Kiểm tra hồ sơ lâm sản theo quy định tại Điều 16 và Điều 19 Thông tư này và lâm sản thực tế tại cửa khẩu. 3. Đối với vận chuyển lâm sản: Kiểm tra việc chấp hành quy định về hồ sơ lâm sản trong quá trình vận chuyển theo quy định tại Điều 18 Thông tư này và lâm sản trên phương tiện vận chuyển. 4. Đối với cơ sở chế biến, kinh doanh, cất giữ gỗ, lâm sản: Kiểm tra việc chấp hành quy định về hồ sơ lâm sản theo quy định tại Điều 20 Thông tư này và lâm sản hiện có tại cơ sở. 5. Đối với cơ sở nuôi động vật rừng, động vật thuộc Phụ lục CITES; cơ sở trồng các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm hoặc thực vật thuộc Phụ lục CITES: Kiểm tra việc chấp hành quy định về hồ sơ lâm sản theo quy định tại Điều 21 Thông tư này và động vật, thực vật đang nuôi, trồng tại cơ sở. 6. Đối với nơi cất giữ lâm sản: Kiểm tra hồ sơ lâm sản theo quy định tại Thông tư này và lâm sản hiện có. |