Năm 2023, đối với hoạt động cung ứng dịch vụ được pháp luật quy định như thế nào? Thương nhân có quyền gì trong hoạt động cung ứng dịch vụ? – Hồng Phát (Đồng Nai).
>> Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng dịch vụ năm 2023?
>> Việc ký quỹ, phương thức thực hiện hợp đồng năm 2023 qua Sở Giao dịch hàng hóa quy định thế nào?
Đối với thương nhân hoạt động cung ứng dịch vụ thì hợp đồng dịch vụ là một trong những vấn đề quan trọng nhất, có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của thương nhân. Hợp đồng dịch vụ được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ (thương nhân) thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ (khách hàng) phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.
Do đó, Luật Thương mại 2005 đã có quy định về hình thức của hợp đồng dịch vụ tại Điều 74 như sau:
Điều 74. Hình thức hợp đồng dịch vụ
1. Hợp đồng dịch vụ được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
2. Đối với các loại hợp đồng dịch vụ mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.
Như vậy, hợp đồng dịch vụ hiện nay được chia làm 03 hình thức:
- Hợp đồng dịch vụ bằng lời nói;
- Hợp đồng dịch vụ bằng văn bản; hoặc
- Hợp đồng dịch vụ bằng hành vi cụ thể.
Toàn văn File word Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn mới nhất |
Quy định chung về hoạt động cung ứng dịch vụ năm 2023 theo Luật Thương mại (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Hiện nay, thương nhân có các quyền cung ứng dịch vụ được quy định tại Điều 75 Luật Thương mại 2005 (trừ trường hợp pháp luật hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác), bao gồm:
- Cung ứng dịch vụ cho người cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam;
- Cung ứng dịch vụ cho người không cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam;
- Cung ứng dịch vụ cho người cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ nước ngoài;
- Cung ứng dịch vụ cho người không cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ nước ngoài.
Ngoài ra, trừ trường hợp pháp luật hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác, thương nhân có các quyền sử dụng dịch vụ sau đây:
- Sử dụng dịch vụ do người cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ Việt Nam;
- Sử dụng dịch vụ do người không cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ Việt Nam;
- Sử dụng dịch vụ do người cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ nước ngoài;
- Sử dụng dịch vụ do người không cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ nước ngoài.
Theo Điều 76 Luật Thương mại 2005 quy định căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể danh mục dịch vụ cấm kinh doanh, dịch vụ hạn chế kinh doanh, dịch vụ kinh doanh có điều kiện và điều kiện để được kinh doanh dịch vụ đó.
Lưu ý: Đối với dịch vụ hạn chế kinh doanh, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, việc cung ứng dịch vụ chỉ được thực hiện khi dịch vụ và các bên tham gia hoạt động cung ứng dịch vụ đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại Điều 77 Luật Thương mại 2005 quy định trong trường hợp cần thiết, để bảo vệ an ninh quốc gia và các lợi ích quốc gia khác phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp đối với hoạt động cung ứng hoặc sử dụng dịch vụ, bao gồm việc tạm thời cấm cung ứng hoặc sử dụng đối với một hoặc một số loại dịch vụ hoặc các biện pháp khẩn cấp khác đối với một hoặc một số thị trường cụ thể trong một thời gian nhất định.
>> Xem thêm bài viết:
>> Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại năm 2023?
>> Lưu ý khi thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam năm 2023
>> Những quy định chung với hoạt động mua bán hàng hóa năm 2023?
>> Năm 2023, trường hợp hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thì giải quyết thế nào?