Những món ăn nên tránh vào dịp Tết Nguyên đán 2025 là những món nào? Nguyên tắc trong quản lý an toàn thực phẩm ra sao? Người tiêu dùng thực phẩm có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
>> Thời lượng quảng cáo sản phẩm trên báo nói, báo hình tối đa bao lâu?
>> Khi nào tạm đình chỉ hoạt động cơ sở đăng kiểm năm 2025?
Tết Nguyên Đán là dịp để các thành viên trong gia đình đoàn viên, sum họp để chuyện trò và các bữa cơm cùng với các món ăn truyền thống dịp Tết Nguyên đán không còn quá xa lạ với mỗi người chúng ta, tuy nhiên không phải món nào cũng phù hợp để sử dụng trong những ngày đầu năm. Theo quan niệm dân gian và cả góc nhìn khoa học, có một số món ăn nên hạn chế hoặc tránh dùng trong dịp này để đảm bảo sức khỏe và giữ trọn vẹn ý nghĩa may mắn của ngày Tết.
Dưới đây là những món ăn nên tránh vào dịp Tết Nguyên đán 2025 để không gặp phải vận xui trong năm mới:
- Hột vịt lộn: Dù hột vịt lộn giàu dinh dưỡng, người dân miền Bắc và Trung thường kiêng ăn vào những ngày đầu năm vì sợ sẽ đảo lộn vận may, mang đến xui xẻo.
- Mực: Mực là món ăn nên tránh trong ngày Tết, vì theo quan niệm dân gian, mực mang màu đen, liên quan đến câu "đen như mực", sẽ mang lại điều xui xẻo cho gia chủ.
- Tôm: Người ta kiêng ăn tôm vì tôm bơi giật lùi, khiến mọi công việc và cuộc sống có thể bị trì trệ, không tiến triển.
- Mắm tôm: Người miền Bắc kiêng ăn mắm tôm và tỏi trong những ngày đầu năm vì sợ mùi hôi, có thể xúc phạm thần linh và mang đến điều không may mắn.
- Chuối: Mặc dù chuối là một phần không thể thiếu trong mâm ngũ quả của người miền Bắc, nhưng người miền Nam lại tránh ăn chuối vào ngày Tết.
Bởi theo quan điểm người miền Nam "chuối" đọc lái thành "chúi", tượng trưng cho sự không thể ngẩng lên, ảnh hưởng đến sự thăng tiến trong công việc.
Lưu ý, nội dung trên chỉ mang tính tham khảo.
![]() |
File Excel tính và đếm ngược ngày đến các dịp lễ, tết năm 2025 |
![]() |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Những món ăn nên tránh vào dịp Tết Nguyên đán 2025 là những món nào (Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo Điều 3 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về các nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm như sau:
1. Bảo đảm an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
2. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hoạt động có điều kiện; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về an toàn đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.
3. Quản lý an toàn thực phẩm phải trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, quy định do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng.
4. Quản lý an toàn thực phẩm phải được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm.
5. Quản lý an toàn thực phẩm phải bảo đảm phân công, phân cấp rõ ràng và phối hợp liên ngành.
6. Quản lý an toàn thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Tại Điều 9 Luật An toàn thực phẩm 2010 về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng thực phẩm như sau:
1. Người tiêu dùng thực phẩm có các quyền sau đây:
a) Được cung cấp thông tin trung thực về an toàn thực phẩm, hướng dẫn sử dụng, vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, lựa chọn, sử dụng thực phẩm phù hợp; được cung cấp thông tin về nguy
cơ gây mất an toàn, cách phòng ngừa khi nhận được thông tin cảnh báo đối với thực phẩm;
b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật;
c) Yêu cầu tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
d) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật;
đ) Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật do sử dụng thực phẩm không an toàn gây ra.
2. Người tiêu dùng thực phẩm có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ đầy đủ các quy định, hướng dẫn về an toàn thực phẩm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong vận chuyển, lưu giữ, bảo quản và sử dụng thực phẩm;
b) Kịp thời cung cấp thông tin khi phát hiện nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm, khai báo ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm với Ủy ban nhân dân nơi gần nhất, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
c) Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình sử dụng thực phẩm.