Người sử dụng dịch vụ viễn thông có được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân hay không? Người sử dụng dịch vụ viễn thông có nghĩa vụ như thế nào?
>> Nhà đầu tư nước ngoài có được kinh doanh dịch vụ logistics?
>> CEO là gì? Thù lao của CEO công ty TNHH hai thành viên trở lên được xác định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Luật Viễn thông 2023, người sử dụng dịch vụ viễn thông có các quyền sau đây:
(i) Lựa chọn doanh nghiệp viễn thông hoặc đại lý dịch vụ viễn thông để giao kết hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông.
(ii) Yêu cầu doanh nghiệp viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến việc sử dụng dịch vụ viễn thông.
(iii) Sử dụng dịch vụ viễn thông theo chất lượng và giá dịch vụ trong hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông.
(iv) Từ chối sử dụng một phần hoặc toàn bộ dịch vụ viễn thông theo hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông.
(v) Được bảo đảm bí mật thông tin riêng theo quy định của pháp luật.
(vi) Khiếu nại về giá dịch vụ, chất lượng dịch vụ; được hoàn trả tiền sử dụng dịch vụ và bồi thường thiệt hại trực tiếp khác do lỗi của doanh nghiệp viễn thông hoặc đại lý dịch vụ viễn thông gây ra.
Như vậy, khi sử dụng dịch vụ viễn thông thì người sử dụng dịch vụ sẽ được quyền bảo đảm bí mật thông tin riêng theo quy định của pháp luật.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Người sử dụng dịch vụ viễn thông được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 15 Luật Viễn thông 2023, người sử dụng dịch vụ viễn thông có các nghĩa vụ sau đây:
(i) Thanh toán đầy đủ và đúng hạn tiền sử dụng dịch vụ viễn thông.
(ii) Bồi thường thiệt hại trực tiếp do lỗi của mình gây ra cho doanh nghiệp viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông.
(iii) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin mà mình gửi, lưu giữ trên mạng viễn thông.
(iv) Không được sử dụng cơ sở hạ tầng viễn thông của doanh nghiệp viễn thông để kinh doanh dịch vụ viễn thông.
Căn cứ khoản 3 và khoản 4 Điều 15 Luật Viễn thông 2023, thuê bao viễn thông có các quyền và nghĩa vụ như sau:
(i) Các quyền của thuê bao viễn thông
- Các quyền quy định tại khoản Mục 1 nêu trên.
- Thiết kế, lắp đặt hoặc thuê tổ chức, cá nhân khác thiết kế, lắp đặt thiết bị đầu cuối, mạng nội bộ trong phạm vi địa điểm mà mình sử dụng cho đến điểm kết cuối của mạng viễn thông công cộng.
(ii) Nghĩa vụ Thuê bao viễn thông:
- Các nghĩa vụ quy định tại Mục 2 nêu trên.
- Thực hiện quy định về quản lý tài nguyên viễn thông và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông.
- Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin của thuê bao viễn thông cho doanh nghiệp viễn thông khi giao kết hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông.
- Không sử dụng thông tin trên giấy tờ tùy thân của mình để thực hiện giao kết hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông cho người khác, trừ trường hợp được phép theo quy định của pháp luật về viễn thông.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc sử dụng số thuê bao viễn thông do mình đã giao kết hợp đồng với doanh nghiệp viễn thông.
- Bảo vệ mật khẩu, khóa mật mã và thiết bị đầu cuối của mình.
Điều 16. Hoạt động bán buôn trong viễn thông - Luật Viễn thông 2023 1. Hoạt động bán buôn trong viễn thông là việc doanh nghiệp viễn thông cho doanh nghiệp viễn thông khác thuê mạng viễn thông hoặc mua lưu lượng, dịch vụ viễn thông của mình để phục vụ việc cung cấp dịch vụ viễn thông. 2. Hoạt động bán buôn trong viễn thông thực hiện theo các quy định sau đây: a) Bảo đảm cung cấp dịch vụ với giá và các điều kiện liên quan công bằng, hợp lý, không phân biệt đối xử; b) Minh bạch thông tin về giá, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông, chất lượng mạng, dịch vụ viễn thông. 3. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết hoạt động bán buôn trong viễn thông. |