Ngày Pháp luật Việt Nam là ngày gì? Theo quy định của pháp luật thì ngày này được tổ chức theo nội dung và hình thức như thế nào?
>> Có những loại rủi ro tín dụng của tổ chức tín dụng phi ngân hàng nào?
>> Chuyển nhượng quyền thương mại là gì? Bên nhận quyền thương mại có nghĩa vụ gì?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 28/2013/NĐ-CP, Ngày Pháp luật Việt Nam là ngày 9/11 hàng năm. Ngày này nhằm tôn vinh và nâng cao ý thức, trách nhiệm của công dân trong việc tuân thủ và thực thi pháp luật, đồng thời khẳng định vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.
Ngày Pháp luật cũng là dịp để các cơ quan, tổ chức, đoàn thể tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật đến người dân, đặc biệt là về các quyền lợi và nghĩa vụ của công dân theo quy định của pháp luật.
(ii) Việc tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam vào ngày 9/11 hàng năm nhằm mục đích:
- Tôn vinh pháp luật, khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của pháp luật trong xã hội.
- Nâng cao ý thức pháp luật của công dân, khuyến khích việc tuân thủ và thực thi pháp luật.
- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật để mọi người dân, tổ chức và cá nhân có thể nắm bắt và hiểu rõ các quyền và nghĩa vụ của mình theo pháp luật.
- Thông qua việc tổ chức Ngày Pháp luật, các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội và các đoàn thể sẽ tổ chức nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức pháp lý của cộng đồng, đồng thời góp phần xây dựng một xã hội tuân thủ pháp luật, công bằng và văn minh.
Lưu ý: Nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Ngày Pháp luật Việt Nam; Nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 6 Nghị định 28/2013/NĐ-CP, quy định về nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam như sau:
(i) Ngày Pháp luật được tổ chức với các nội dung sau đây:
- Khẳng định vị trí, vai trò của Hiến pháp, pháp luật trong quản lý nhà nước và đời sống xã hội.
- Giáo dục cán bộ, công chức, viên chức và người dân ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật.
- Tuyên truyền, phổ biến các quy định của Hiến pháp, pháp luật thiết thực với đời sống của nhân dân, gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
- Vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
- Biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong xây dựng pháp luật, thực thi pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật.
- Nội dung khác theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
(ii) Ngày Pháp luật có thể được tổ chức dưới các hình thức sau đây:
- Mít tinh; hội thảo; tọa đàm.
- Thi tìm hiểu pháp luật.
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lưu động; triển lãm.
- Các hình thức khác theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
Căn cứ Điều 7 Nghị định 28/2013/NĐ-CP, trách nhiệm hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật và trách nhiệm tổ chức Ngày Pháp luật:
(i) Trách nhiệm hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật:
- Hằng năm, Bộ Tư pháp hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật trong phạm vi cả nước.
- Trên cơ sở hướng dẫn tổ chức Ngày Pháp luật của Bộ Tư pháp, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp hướng dẫn về nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật cho các tổ chức thành viên.
(ii) Trách nhiệm tổ chức Ngày Pháp luật:
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức Ngày Pháp luật.
- Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu cơ quan trung ương của các tổ chức thành viên của Mặt trận trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình tổ chức Ngày Pháp luật cho các hội viên, đoàn viên của tổ chức mình.