Tôi có dự định thuê chung cư đặt trụ sở công ty để giảm bớt chi phí. Pháp luật Việt Nam có cho phép đặt trụ sở công ty ở chung cư hay không? Trân trọng cảm ơn! – Hà My (Thanh Hóa).
>> Rửa tiền là gì? Doanh nghiệp có chịu trách nhiệm hình sự về tội rửa tiền không?
>> 811 là tài khoản gì? Tài khoản 811 theo Thông tư 200 có điều gì cần chú ý?
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Luật Nhà ở 2014, nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.
Đồng thời, sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại khoản 11 Điều 6 Luật Nhà ở 2014.
Như vậy, trụ sở công ty có thể đặt tại phần diện tích có mục đích kinh doanh, thương mại của nhà chung cư có mục đích hỗn hợp dùng để ở và kinh doanh. Không được sử dụng nhà chung cư để ở vào mục đích kinh doanh.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Không được phép đặt trụ sở công ty tại căn hộ chung cư có mục đích sử dụng dùng để ở
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 70 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với hành vi sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở.
Theo điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, mức phạt trên là áp dụng đối với tổ chức, nếu hành vi vi phạm nêu trên được thực hiện bởi cá nhân thì sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
Ngoài việc bị xử phạt hành chính nêu trên, người có hành vi vi phạm còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích để ở theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 70 Nghị định 16/2022/NĐ-CP.
Như vậy, nếu đặt trụ sở công ty tại chung cư mục đích để ở có thể bị phạt lên đến 40 triệu đồng đối với tổ chức và 20 triệu đồng đối với cá nhân, đồng thời phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định nêu trên.
Căn cứ Điều 47 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, khi đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính, doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề sau:
(i) Trước khi đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính sang quận, huyện, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nơi đặt trụ sở chính dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục với Cơ quan thuế liên quan đến việc chuyển địa điểm theo quy định của pháp luật về thuế.
(ii) Trường hợp chuyển địa chỉ trụ sở chính, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở mới. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (quy định tại Phụ lục II-1 ban hành kèm Thông tư 01/2021/TT-BKHDT) do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký.
- Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc chuyển địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.
(iii) Khi thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp không thay đổi.
Điều 42. Trụ sở chính của doanh nghiệp – Luật Doanh nghiệp 2020 Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). |