Cho tôi hỏi, năm 2023, trường hợp vận chuyển trái phép hàng hóa nào thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự? – Văn Tí (Lâm Đồng).
>> Năm 2023, che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán mức nào sẽ bị phạt tù?
>> Các trường hợp buôn lậu năm 2023 sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Theo quy định tại Điều 189 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 12/2017/QH14), hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa có thể được hiểu là việc vận chuyển qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý.
Danh sách văn bản Trung ương mới nhất [Cập nhật liên tục và kịp thời] |
Năm 2023, vận chuyển trái phép hàng hóa trong trường hợp nào sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
(Ảnh minh họa - Nguồn internet)
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với người nào vận chuyển qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định các Điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 12/2017/QH14) hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
+ Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.
- Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm đối với hành vi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Có tổ chức;
+ Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
+ Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
+ Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Tái phạm nguy hiểm.
- Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm đối với hành vi phạm tội trong trường hợp vật phạm pháp trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, nếu cá nhân thực hiện các hành vi nêu trên thì sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 189 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 12/2017/QH14).
- Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hàng hóa trị giá dưới 200.000.000 đồng nhưng là di vật, cổ vật; hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi được quy định tại các Điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 12/2017/QH14) hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
- Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với hành vi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Có tổ chức;
+ Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
+ Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Tái phạm nguy hiểm.
- Phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm trong trường hợp vật phạm pháp trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 12/2017/QH14), thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
- Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Như vậy, nếu pháp nhân thương mại thực hiện các hành vi nêu trên thì sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 189 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 12/2017/QH14).