Nghị định 153 năm 2024 về mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải có hiệu lực từ ngày 05/01/2025. Theo đó có quy định cụ thể về mức thu phí như sau.
>> Thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?
>> Thưởng KPI là gì? Thưởng KPI có tính thuế thu nhập cá nhân không?
Căn cứ khoản 3 Điều 5, khoản 1 Điều 6 Nghị định 153/2024/NĐ-CP, đối với cơ sở xả khí thải không thuộc đối tượng quan trắc khí thải, số phí bảo vệ môi trường phải nộp là mức thu phí cố định f. Cụ thể như sau:
- Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải cố định (f) là : 03 triệu đồng/năm.
- Trường hợp người nộp phí nộp theo quý: Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải tính cho 01 quý là 750.000 đồng.
- Trường hợp cơ sở xả khí thải mới đi vào hoạt động kể từ ngày 05/01/2025 hoặc cơ sở xả khí thải đang hoạt động trước ngày 05/01/2025:
Số phí bảo vệ môi trường đối với khí thải phải nộp = 250.000 đồng x thời gian tính phí (tháng).
Trong đó, thời gian tính phí là bắt đầu từ tháng 02/2025 (áp dụng đối với cơ sở xả khí thải đang hoạt động) hoặc tháng bắt đầu đi vào hoạt động (áp dụng đối với cơ sở xả khí thải mới đi vào hoạt động kể từ ngày 05/01/2025) đến hết quý hoặc hết năm.
File word mẫu tờ khai phí bảo vệ môi trường đối với khí thải theo Nghị định 153/2024/NĐ-CP |
Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 05/01/2025
(Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 5, Điều 6 Nghị định 153/2024/NĐ-CP, phí đối với cơ sở xả khí thải thuộc đối tượng phải quan trắc khí thải thải phải nộp trong kỳ nộp phí được tính theo công thức sau: F = f + C.
Trong đó:
- F là tổng số phí phải nộp trong kỳ nộp phí (quý hoặc năm).
- f là mức thu phí cố định quy định theo quy định tại Mục 1.1.
- C là phí biến đổi, tính theo quý.
Lưu ý: Mức thu phí biến đổi của các chất gây ô nhiễm môi trường có trong khí thải như sau:
STT |
Chất gây ô nhiễm môi trường |
Mức thu phí (đồng/tấn) |
1 |
Bụi |
800 |
2 |
NOx (gồm NO2 và NO) |
800 |
3 |
SOx |
700 |
4 |
CO |
500 |
Một số lưu ý:
- Nếu nồng độ trung bình của một chất gây ô nhiễm trong khí thải (tính trong kỳ nộp phí) thấp hơn 30% so với quy chuẩn kỹ thuật môi trường về khí thải hoặc quy định của chính quyền địa phương (nếu có): Mức phí biến đổi cho chất đó bằng 75% số phí phải nộp theo công thức xác định số phí biến đổi của từng chất gây ô nhiễm quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định 153/2024/NĐ-CP.
- Nếu nồng độ một chất gây ô nhiễm môi trường có trong khí thải có giá trị trung bình (tính trong kỳ nộp phí) thấp hơn từ 30% trở lên quy chuẩn kỹ thuật môi trường về khí thải hoặc quy định của chính quyền địa phương (nếu có): Mức thu phí biến đổi đối với chất đó bằng 50% số phí phải nộp tính theo công thức xác định số phí biến đổi của từng chất gây ô nhiễm môi trường có trong dòng khí thải quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định 153/2024/NĐ-CP.
- Căn cứ để xác định mức thu phí theo quy định nêu trên là kết quả quan trắc khí thải (tự động, liên tục hoặc định kỳ) và quy chuẩn kỹ thuật môi trường về khí thải hoặc quy định của chính quyền địa phương về nồng độ chất ô nhiễm trong khí thải (nếu có).
Tóm lại, phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 05/01/2025 đối với cơ sở xả khí thải không thuộc đối tượng phải quan trắc khí thải là 03 triệu đồng/năm hoặc 750.000 đồng/quý.
Số phí bảo vệ môi trường đối với khí thải phải nộp trong trường hợp cơ sở xả khí thải mới đi vào hoạt động kể từ ngày 05/01/2025 hoặc cơ sở xả khí thải đang hoạt động trước ngày 05/01/2025: = 250.000 đồng x thời gian tính phí (tháng).
Phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 05/01/2025 đối với cơ sở xả khí thải thuộc đối tượng phải quan trắc khí thải được tính theo công thức: F = f + C nêu trên.
Căn cứ Điều 3 Nghị định 153/2024/NĐ-CP, người nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải theo Nghị định 153 năm 2024 là cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường có nội dung cấp phép về xả khí thải. Bao gồm các cơ sở sau:
- Cơ sở sản xuất gang, thép, luyện kim (trừ cán, kéo, đúc từ phôi nguyên liệu).
- Cơ sở sản xuất hóa chất vô cơ cơ bản (trừ khí công nghiệp), phân bón vô cơ và hợp chất ni tơ (trừ phối trộn, sang chiết, đóng gói), thuốc bảo vệ thực vật hóa học (trừ phối trộn, sang chiết).
- Cơ sở lọc, hoá dầu.
- Cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại; sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
- Cơ sở sản xuất than cốc, sản xuất khí than.
- Nhà máy nhiệt điện.
- Cơ sở sản xuất xi măng.
- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác có phát sinh bụi, khí thải công nghiệp không thuộc các cơ sở nêu trên.