Trường hợp một thành viên liên doanh vi phạm hợp đồng thì tất cả thành viên liên doanh còn lại có bị cùng bị phạt vi phạm hay không?
>> Có cần phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu khi giá dự toán khác so với kế hoạch?
>> Kinh phí công đoàn đối với những đơn vị chưa thành lập công đoàn cơ sở được xử lý như thế nào?
Căn cứ khoản 22 Điều 131 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, trường hợp một hoặc một số thành viên liên danh vi phạm hợp đồng, không còn năng lực để tiếp tục thực hiện hợp đồng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ, chất lượng, hiệu quả của gói thầu thì xử lý như sau:
(i) Phạt hợp đồng theo quy định trong hợp đồng đối với tất cả các thành viên liên danh.
(ii) Tịch thu giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng của tất cả thành viên liên danh.
(iii) Chấm dứt hợp đồng với một hoặc một số thành viên của liên danh mà vi phạm hợp đồng; trong trường hợp này, chỉ một hoặc một số thành viên liên danh vi phạm hợp đồng bị coi là không hoàn thành hợp đồng và bị đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; các thành viên còn lại được tiếp tục thực hiện hợp đồng tương ứng với phần công việc đảm nhận trong liên danh. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng với một hoặc một số thành viên liên danh, chủ đầu tư phải đăng tải thông tin thành viên liên danh vi phạm hợp đồng trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; trong thông báo phải nêu rõ lý do vi phạm dẫn tới phải chấm dứt hợp đồng và gửi quyết định đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, theo dõi.
(iv) Phần công việc của thành viên vi phạm được giao cho các thành viên còn lại thực hiện nếu các thành viên này đủ năng lực, kinh nghiệm. Trong trường hợp này, các thành viên còn lại phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng mới tương ứng với giá trị phần công việc chưa thực hiện của gói thầu.
(v) Trường hợp các thành viên còn lại từ chối thực hiện hoặc không đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện thì chủ đầu tư báo cáo người có thẩm quyền cho phép tách phần công việc của thành viên vi phạm thành gói thầu riêng để chỉ định thầu theo quy định tại điểm đ khoản 20 Điều 131 Nghị định 24/2024/NĐ-CP hoặc tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định.
Như vậy, đối với trường hợp một thành viên liên doanh vi phạm hợp đồng thì sẽ phạt vi phạm hợp đồng theo quy định trong hợp đồng đối với tất cả các thành viên liên danh.
Giải đáp câu hỏi: Một thành viên liên doanh vi phạm hợp đồng thì tất cả thành viên liên doanh có bị phạt (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 132 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, trách nhiệm của nhà thầu được quy định như sau:
(i) Đăng ký trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu 2023 trước khi kết quả lựa chọn nhà thầu được phê duyệt.
(ii) Thường xuyên cập nhật, chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin về năng lực, kinh nghiệm của mình trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
(iii) Ngoài các trách nhiệm quy định tại điểm a và điểm b khoản này, nhà thầu nước ngoài còn phải thực hiện các trách nhiệm sau đây:
Sau khi được lựa chọn để thực hiện các gói thầu trên lãnh thổ Việt Nam, nhà thầu nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về nhập cảnh, xuất cảnh; nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa; đăng ký tạm trú, tạm vắng; thực hiện chế độ kế toán, thuế và các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thỏa thuận vay có quy định khác.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hợp đồng ký kết với nhà thầu nước ngoài có hiệu lực, chủ đầu tư có trách nhiệm đăng tải danh sách nhà thầu nước ngoài trúng thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và gửi thông báo bằng văn bản về thông tin nhà thầu trúng thầu đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ quản lý ngành và Sở Kế hoạch và Đầu tư ở địa phương nơi triển khai dự án để tổng hợp và theo dõi.
(iv) Nhà thầu nước ngoài được lựa chọn theo quy định của Luật Đấu thầu 2023 không phải xin cấp giấy phép thầu.
[Quý khách hàng xem chi tiết TẠI ĐÂY]