Năm nay, tôi dự định sẽ mở tiệm bán đồ ăn vặt, vậy tôi có cần phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hay không? Mong được giải đáp! – Tuyết Ngọc (Đồng Nai).
>> Trình tự, thủ tục mở trung tâm tiếng anh năm 2024 là như thế nào?
>> Năm 2024, mở đại lý bán vé máy bay có cần đăng ký kinh doanh hay không?
Theo khoản 10 Điều 3 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ là cơ sở do cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình thực hiện đăng ký hộ kinh doanh và cơ sở không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Giải đáp thắc mắc mở tiệm bán đồ ăn vặt có phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm:
(i) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ.
(ii) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định.
(iii) Sơ chế nhỏ lẻ.
(iv) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ.
(v) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn.
(vi) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm.
(vii) Nhà hàng trong khách sạn.
(viii) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm.
(ix) Kinh doanh thức ăn đường phố.
(x) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Lưu ý: Theo khoản 2 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các cơ sở quy định nêu trên của Mục này phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.
Như vậy, nếu tiệm bán đồ ăn vặt thuộc trường hợp cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ theo quy định nêu tại Mục 1 nêu trên thì sẽ không cần phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
Căn cứ khoản 1 Công văn 3109/BCT-KHCN, đối với trường hợp kinh doanh nhỏ lẻ thuộc khoản (iv) Mục 1.2 nêu trên, được hướng dẫn những nội dung sau đây:
(i) Theo quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 khái niệm “kinh doanh” được hiểu “là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”. Do đó, sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ là một công đoạn trong hoạt động kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ.
(ii) Bên cạnh đó, theo nội dung quy định tại Mục 1 nêu trên thì cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ không thuộc diện cấp Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
(iii) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật an toàn thực phẩm 2010.
Theo Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, việc cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với những cơ sở không thuộc Mục 1 nêu trên được quy định như sau:
(i) Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp quy định tại Mục 1.2 nêu trên của bài viết này.
(ii) Điều kiện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật an toàn thực phẩm 2010. Riêng đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại Điều 28 Nghị định 15/2018/NĐ-CP.