Pháp luật quy định mã ngành 9900 là về vấn đề gì? Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế thì đăng ký mã ngành 9900 có được hay không?
>> Mã ngành 8533 là gì? Đào tạo cao đẳng thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 8532 là gì? Đào tạo trung cấp thì đăng ký mã ngành nào?
Căn cứ Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg thì mã ngành 9900 - 99000 là về hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế.
Nhóm này gồm: Hoạt động của các tổ chức quốc tế như Liên Hợp quốc và các cơ quan chuyên trách của nó, các hội đồng thuộc khu vực như Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Thế giới, Hệ thống tiêu dùng thế giới, Tổ chức Phát triển và hợp tác kinh tế, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ, Cộng đồng châu Âu, Hiệp hội tự do thương mại châu Âu...
Mã ngành 9900 loại trừ đối với hoạt động của phái đoàn ngoại giao và tòa đại sứ của các nước khác.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 9900: Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 1, khoản 3 và khoản 4 Điều 2 Luật Điều ước quốc tế 2016, gồm những nội dung sau đây:
- Điều ước quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bên ký kết nước ngoài, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác.
- Bên ký kết nước ngoài là quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác được công nhận là chủ thể của pháp luật quốc tế.
- Tổ chức quốc tế là tổ chức liên Chính phủ.
Căn cứ Điều 3 Luật Điều ước quốc tế 2016, nguyên tắc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế gồm:
(i) Không trái với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
(ii) Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi và những nguyên tắc cơ bản khác của pháp luật quốc tế.
(iii) Bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc, phù hợp với đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
(iv) Tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Điều 5. Ngôn ngữ, hình thức của điều ước quốc tế - Luật Điều ước quốc tế 2016 1. Điều ước quốc tế hai bên phải có văn bản bằng tiếng Việt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên ký kết nước ngoài. 2. Trong trường hợp điều ước quốc tế được ký kết bằng nhiều thứ tiếng thì các văn bản có giá trị ngang nhau, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên ký kết nước ngoài. 3. Trong trường hợp điều ước quốc tế chỉ được ký kết bằng tiếng nước ngoài thì trong hồ sơ đề xuất ký kết phải có bản dịch bằng tiếng Việt của điều ước quốc tế đó. 4. Trong trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo lưu, chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài, tuyên bố đối với điều ước quốc tế nhiều bên thì trong hồ sơ trình phải có dự thảo văn bản liên quan đến bảo lưu, tuyên bố đó bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài được sử dụng để thông báo cho cơ quan lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên. 5. Bản chính điều ước quốc tế hai bên của phía Việt Nam phải được in trên giấy điều ước quốc tế, đóng bìa theo mẫu do Bộ Ngoại giao ban hành, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên ký kết nước ngoài. |