Hoạt động dịch vụ phục vụ cá nhân khác còn lại chưa được phân vào đâu thuộc nhóm mã ngành nào? Có thể đăng ký nhóm mã ngành 9639 hay không?
>> Mã ngành 6491 là gì? Hoạt động cho thuê tài chính thì đăng ký mã ngành nào?
>> Điều kiện hoạt động đối với doanh nghiệp thể thao 2024 là như thế nào?
Mã ngành 9639 – 96390 là về hoạt động dịch vụ phục vụ cá nhân khác còn lại chưa được phân vào đâu theo Phụ lục II của Quyết định 27/2018/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
Nhóm mã ngành 9639 bao gồm:
- Dịch vụ đánh giày, khuân vác, giúp việc gia đình.
- Dịch vụ chăm sóc, huấn luyện động vật cảnh.
- Các hoạt động nhượng quyền sử dụng máy hoạt động bằng đồng xu như: Máy cân, máy kiểm tra huyết áp...
Nhóm 9639 sẽ loại trừ đối với:
- Hoạt động thú y được phân vào nhóm 75000 (Hoạt động thú y).
- Hoạt động của các trung tâm thể dục, thể hình được phân vào nhóm 93110 (Hoạt động của các cơ sở thể thao).
Lưu ý: Mã ngành cấp 4 9639 thuộc nhóm mã ngành cấp 3 963: Hoạt động dịch vụ phục vụ cá nhân khác chưa được phân vào đâu.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 9639 - 96390: Hoạt động dịch vụ phục vụ cá nhân khác còn lại chưa được phân vào đâu (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 164 Bộ luật Lao động 2019, nghĩa vụ của lao động là người giúp việc gia đình được quy định như sau:
- Thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động.
- Phải bồi thường theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật nếu làm hỏng, mất tài sản của người sử dụng lao động.
- Thông báo kịp thời với người sử dụng lao động về khả năng, nguy cơ gây tai nạn, đe dọa an toàn, sức khỏe, tính mạng, tài sản của gia đình người sử dụng lao động và bản thân.
- Tố cáo với cơ quan có thẩm quyền nếu người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật.
Căn cứ khoản 5 Điều 89 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, an toàn, vệ sinh lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình được thực hiện như sau:
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm hướng dẫn cách sử dụng máy, thiết bị, đồ dùng, các biện pháp phòng, chống cháy, nổ trong gia đình có liên quan đến công việc của người lao động; trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động trong quá trình làm việc.
- Khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động phải thực hiện các trách nhiệm đối với người lao động theo quy định tại Điều 38, Điều 39 của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
- Người lao động có trách nhiệm chấp hành đúng hướng dẫn sử dụng máy, thiết bị, đồ dùng và phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm các yêu cầu vệ sinh môi trường của hộ gia đình, dân cư nơi cư trú.
Điều 3. Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm danh mục và nội dung - Quyết định 27/2018/QĐ-TTg Ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục và Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 1. Danh mục Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm 5 cấp: - Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U; - Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp 1 tương ứng; - Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp 2 tương ứng; - Ngành cấp 4 gồm 486 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng; - Ngành cấp 5 gồm 734 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành cấp 4 tương ứng. 2. Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam giải thích rõ những hoạt động kinh tế gồm các yếu tố được xếp vào từng bộ phận, trong đó: - Bao gồm: Những hoạt động kinh tế được xác định trong ngành kinh tế; - Loại trừ: Những hoạt động kinh tế không được xác định trong ngành kinh tế nhưng thuộc các ngành kinh tế khác. |