Sửa chữa thiết bị nghe nhìn điện tử gia dụng thuộc nhóm mã ngành nào? Cụ thể trong nhóm mã ngành 9521 gồm những nội dung gì?
>> Mã ngành 9512 là gì? Sửa chữa thiết bị liên lạc thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 9511 là gì? Sửa chữa máy vi tính và thiết bị ngoại vi thì đăng ký mã ngành nào?
Theo Phụ lục II của Quyết định 27/2018/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì nhóm mã ngành 9521 – 95210 là về sửa chữa thiết bị nghe nhìn điện tử gia dụng.
Nhóm mã ngành 9521 bao gồm: Dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị nghe nhìn điện tử gia dụng:
- Ti vi, radio, casette.
- Đầu máy video.
- Đầu đĩa CD.
- Máy quay video loại gia đình.
- Sửa chữa dàn âm ly, dàn âm thanh các loại.
Lưu ý: Mã ngành cấp 4 9521 thuộc nhóm mã ngành cấp 3 952: Sửa chữa đồ dùng cá nhân và gia đình.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 9521 - 95210: Sửa chữa thiết bị nghe nhìn điện tử gia dụng
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 82 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hộ kinh doanh dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng tivi được cấp GCN đăng ký hộ kinh doanh khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh.
- Tên của hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định tại Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
- Có hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hợp lệ.
- Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
Đặt tên hộ kinh doanh theo quy định tại Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Cụ thể là:
(i) Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
- Cụm từ “Hộ kinh doanh”.
- Tên riêng của hộ kinh doanh.
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.
(ii) Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.
(iii) Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.
(iv) Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.
Căn cứ Điều 84 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, nguyên tắc áp dụng trong đăng ký hộ kinh doanh như sau:
- Hộ kinh doanh, người thành lập hộ kinh doanh tự kê khai hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh.
- Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh, không chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật của người thành lập hộ kinh doanh, hộ kinh doanh.
- Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện không giải quyết tranh chấp giữa các cá nhân trong hộ kinh doanh với nhau hoặc với tổ chức, cá nhân khác.
- Chủ hộ kinh doanh có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh theo quy định tại Điều 12 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
Đăng ký doanh nghiệp, ghi mã ngành như thế nào cho đúng?
Quý khách hàng tham khảo tại bài viết: Thành lập công ty 2024, ghi mã ngành nghề kinh doanh sao cho đúng?
Điều 3. Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm danh mục và nội dung - Quyết định 27/2018/QĐ-TTg Ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục và Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 1. Danh mục Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm 5 cấp: - Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U; - Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp 1 tương ứng; - Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp 2 tương ứng; - Ngành cấp 4 gồm 486 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng; - Ngành cấp 5 gồm 734 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành cấp 4 tương ứng. 2. Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam giải thích rõ những hoạt động kinh tế gồm các yếu tố được xếp vào từng bộ phận, trong đó: - Bao gồm: Những hoạt động kinh tế được xác định trong ngành kinh tế; - Loại trừ: Những hoạt động kinh tế không được xác định trong ngành kinh tế nhưng thuộc các ngành kinh tế khác. |