Pháp luật hiện hành quy định hoạt động thư viện và lưu trữ bao gồm những hoạt động nào? Đăng ký mã ngành 9101 có được hay không?
>> Quy định về nội dung hợp đồng đào tạo năm 2024 như thế nào?
Theo Phụ lục II của Quyết định 27/2018/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì nhóm mã ngành 9101 – 91010 là về hoạt động thư viện và lưu trữ.
Nhóm Mã ngành 9101 bao gồm: Hoạt động cung cấp sách báo, tranh ảnh, tài liệu, thông tin do các thư viện và cơ quan lưu trữ quốc gia, các phòng đọc, phòng nghe - nhìn thực hiện. Phạm vi hoạt động bao gồm tổ chức thu thập (chuyên môn hoá và không chuyên môn hoá), làm thư mục, tìm kiếm theo yêu cầu cung cấp thông tin, hoặc cất giữ sách, báo, tạp chí, phim, đĩa, băng, bản đồ... Đối tượng phục vụ của các hoạt động này là các sinh viên, các nhà nghiên cứu khoa học, các chính khách, các hội viên hoặc đông đảo quần chúng quan tâm.
Lưu ý: Mã ngành cấp 4 9101 thuộc nhóm Mã ngành cấp 3 910: Hoạt động của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 9101 - 91010: Hoạt động thư viện và lưu trữ (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 4 Điều 3 Nghị định 93/2020/NĐ-CP, hiệu quả hoạt động thư viện công lập bình quân hằng năm như sau:
- Đạt ít nhất 6.000 người đăng ký sử dụng thư viện, mượn tài nguyên thông tin, sử dụng tài liệu điện tử, tài liệu số tại thư viện, ngoài thư viện và trên không gian mạng; đạt ít nhất 1.000.000 lượt người đến thư viện và truy cập trang thông tin điện tử của thư viện.
- Đạt ít nhất 2.000.000 lượt tài nguyên thông tin phục vụ tại thư viện và phục vụ lưu động; đạt ít nhất 1.000.000 lượt tài nguyên thông tin phục vụ trên không gian mạng.
- Đạt ít nhất 80% các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, dịch vụ thư viện đã được ứng dụng khoa học và công nghệ; đã xây dựng cổng thông tin hoặc trang thông tin điện tử của thư viện; tổ chức được mục lục điện tử trực tuyến (OPAC); có ít nhất 30% dịch vụ thư viện được cung cấp trực tuyến.
- Tổ chức ít nhất 04 hội nghị, hội thảo, triển lãm chuyên đề; có ít nhất 01 sáng kiến cải tiến kỹ thuật được nghiệm thu đưa vào thực hiện trong thực tiễn hoặc có ít nhất 06 sản phẩm thông tin chuyên đề, thư mục được chia sẻ với các thư viện khác.
- Đạt ít nhất 56 giờ/tuần thư viện mở cửa phục vụ hoặc 24 giờ hằng ngày đối với thư viện phục vụ trên không gian mạng.
Căn cứ Điều 9 Nghị định 93/2020/NĐ-CP, tiêu chí xác định không gian đọc, phòng đọc cơ sở như sau:
(i) Không gian đọc, phòng đọc cơ sở là nơi đọc sách do cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân Việt Nam thành lập nhằm cung cấp cho người dân thông tin, kiến thức và dịch vụ văn hóa đọc trong khu vực sinh sống tại thôn, làng, ấp, bản, phum, sóc, tổ dân phố mà chưa đủ điều kiện thành lập thư viện theo quy định tại Điều 19 và Điều 20 Nghị định 93/2020/NĐ-CP.
(ii) Khuyến khích thành lập không gian đọc, phòng đọc cơ sở đáp ứng các tiêu chí sau:
- Có ít nhất 300 bản sách.
- Có đối tượng phục vụ phù hợp với mục tiêu hoạt động của không gian đọc, phòng đọc cơ sở.
- Có diện tích, hạ tầng bảo đảm việc bảo quản tài nguyên thông tin và phục vụ người sử dụng; không ảnh hưởng tới trật tự, an toàn giao thông, bảo đảm vệ sinh môi trường và cảnh quan; bảo đảm trang thiết bị an ninh, an toàn và phòng cháy, chữa cháy.
- Có người quản lý không gian đọc, phòng đọc cơ sở.
- Có nội quy phù hợp với đối tượng phục vụ của không gian đọc, phòng đọc cơ sở.