Đào tạo sơ cấp thuộc nhóm mã ngành nào? Cụ thể trong nhóm mã ngành 8531 gồm những nội dung gì?
>> Mã ngành 8523 là gì? Giáo dục trung học phổ thông thì đăng ký mã ngành nào?
>> Thủ tục đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại năm 2024 như thế nào?
Mã ngành 8531-85310 là đào tạo sơ cấp theo Phụ lục II của Quyết định 27/2018/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
Nhóm Mã ngành 8531 bao gồm: Hoạt động đào tạo trình độ sơ cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc đơn giản của một nghề. Thời gian đào tạo được thực hiện từ 03 tháng đến dưới 01 năm học nhưng phải bảo đảm thời gian thực học tối thiểu là 300 giờ học đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.
Nhóm 8531 sẽ loại trừ đối với:
- Hoạt động đào tạo dạy nghề, chuyên môn dưới 3 tháng, dạy học cho người trưởng thành không cấp văn bằng chứng chỉ được phân vào nhóm 855 (Giáo dục khác).
- Hoạt động kỹ thuật và dạy nghề ở cấp cao đẳng được phân vào nhóm 85330 (Đào tạo cao đẳng) và cấp đại học được phân vào nhóm 854 (Giáo dục đại học).
Lưu ý: Mã ngành cấp 4 8531 thuộc nhóm Mã ngành cấp 3 853: Giáo dục nghề nghiệp.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 8531-85310: Đào tạo sơ cấp (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 4 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH), về khối lượng học tập tối thiểu đối với trình độ sơ cấp như sau:
(i) Khối lượng học tập tối thiểu đối với bậc 1, 2 và 3 trình độ sơ cấp:
- Bậc 1 - Sơ cấp I tối thiểu là 5 (năm) tín chỉ, với số mô - đun đào tạo tối thiểu là 3 (ba) mô - đun và thời gian thực học tối thiểu là 300 (ba trăm) giờ chuẩn đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.
- Bậc 2 - Sơ cấp II tối thiểu là 15 (mười lăm) tín chỉ, với số mô - đun đào tạo tối thiểu là 9 (chín) mô - đun đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.
- Bậc 3 - Sơ cấp III tối thiểu là 25 (hai mươi lăm) tín chỉ, với số mô - đun đào tạo tối thiểu là 15 (mười lăm) mô - đun đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.
(ii) Khối lượng học tập lý thuyết và học tập thực hành tùy theo từng ngành, nghề đào tạo phải đảm bảo tỷ lệ: lý thuyết chiếm tối đa 25%; thực hành chiếm tối thiểu 75%.
Căn cứ Điều 5 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH), về yêu cầu năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ sơ cấp như sau:
(i) Yêu cầu năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ sơ cấp:
- Kiến thức:
+ Hiểu biết và có kiến thức cơ bản về các yêu cầu, tiêu chuẩn đối với từng công việc của nghề; áp dụng được một số kiến thức nhất định khi thực hiện công việc và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn.
+ Hiểu biết và có kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động đối với công việc, vị trí làm việc và nơi làm việc.
(ii) Kỹ năng: Làm được các công việc đơn giản hoặc công việc có tính lặp lại của một nghề và các kỹ năng cần thiết khác tương thích với nghề.
(iii) Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có khả năng tiếp nhận, ghi chép và chuyển thông tin theo yêu cầu; biết được yêu cầu, tiêu chuẩn, kết quả đối với công việc ở các vị trí làm việc xung quanh hoặc công việc có liên quan; chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của mình.