Pháp luật hiện hành quy định giáo dục trung học phổ thông bao gồm những hoạt động nào? Đăng ký mã ngành 8523 có được hay không?
>> Thủ tục đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại năm 2024 như thế nào?
>> Mã ngành 8522 là gì? Giáo dục trung học cơ sở thì đăng ký mã ngành nào?
Theo Phụ lục II của Quyết định 27/2018/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì nhóm mã ngành 8523-85230 là về giáo dục trung học phổ thông.
Nhóm Mã ngành 8523 bao gồm:
- Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong ba năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là mười lăm tuổi; Giáo dục trung học phổ thông nhằm bảo đảm cho học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở; hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.
- Hoạt động giáo dục trong các trường năng khiếu (ca, múa, nhạc, ngoại ngữ, thể thao...) và hoạt động giáo dục trong các trường lớp đặc biệt dành cho những học sinh khuyết tật có chương trình tương đương cấp trung học phổ thông.
- Hoạt động giáo dục trong các trường thanh niên vừa học, vừa làm, thanh niên dân tộc vùng cao... có chương trình tương đương cấp trung học phổ thông.
Việc dạy học có thể được thực hiện ở các phòng học hoặc thông qua đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, internet hoặc qua thư.
Nhóm 8523 sẽ loại trừ đối với: Dạy học cho người trưởng thành được phân vào nhóm 855 (Giáo dục khác).
Lưu ý: Mã ngành cấp 4 8523 thuộc nhóm Mã ngành cấp 3 852: Giáo dục phổ thông.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 8523-85230: Giáo dục trung học phổ thông (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 29 Luật Giáo dục 2019, mục tiêu của giáo dục phổ thông được quy định như sau:
(i) Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(ii) Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
(iii) Giáo dục trung học cơ sở nhằm củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp.
(iv) Giáo dục trung học phổ thông nhằm trang bị kiến thức công dân; bảo đảm cho học sinh củng cố, phát triển kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có hiểu biết thông thường về kỹ thuật, hướng nghiệp; có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Căn cứ Điều 17 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, về chương trình giáo dục và kế hoạch giáo dục quy định như sau:
(i) Trường trung học thực hiện chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; thực hiện khung kế hoạch thời gian năm học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, nhà trường.
(ii) Căn cứ chương trình các môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông, khung kế hoạch thời gian năm học và điều kiện thực tiễn của địa phương, cơ sở giáo dục, nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường để tổ chức thực hiện chương trình giáo dục phổ thông.
(iii) Học sinh khuyết tật học hòa nhập được thực hiện kế hoạch giáo dục linh hoạt, phù hợp với khả năng của từng cá nhân và quy định về giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật.