Pháp luật hiện hành quy định vận tải hành khách đường bộ khác bao gồm những hoạt động nào? Đăng ký mã ngành 4932 có được hay không?
>> Trình tự, thủ tục đề nghị cấp giấy phép môi trường năm 2024 như thế nào?
>> Giấy phép môi trường năm 2024 bao gồm những nội dung gì?
Theo Phụ lục II của Quyết định 27/2018/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì mã ngành 4932 là về vận tải hành khách đường bộ khác. Cụ thể nhóm này gồm:
- Vận tải hành khách bằng xe khách nội tỉnh, liên tỉnh.
- Cho thuê xe có người lái để vận tải hành khách, hợp đồng chở khách đi tham quan, du lịch hoặc mục đích khác.
- Hoạt động của cáp treo, đường sắt trong phạm vi sân bay, đường sắt leo núi.
- Hoạt động quản lý điều hành vận tải hành khách.
Theo đó, Mã ngành 4932 gồm những nhóm sau đây:
(i) Nhóm 49321: Vận tải hành khách bằng xe khách nội tỉnh, liên tỉnh
Nhóm này bao gồm:
- Vận tải hành khách bằng xe khách nội tỉnh: giữa nội thành với các huyện ngoại thành trong cùng thành phố hoặc giữa các huyện của một tỉnh.
- Vận tải hành khách bằng xe khách liên tỉnh.
- Cho thuê xe chở khách có người lái để vận tải hành khách, hợp đồng chở khách đi tham quan, du lịch hoặc mục đích khác.
Nhóm 49321 sẽ loại trừ đối với: Cho thuê xe chở khách không kèm người lái được phân vào nhóm 77309 (Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác không kèm người điều khiển chưa được phân vào đâu).
(ii) 49329: Vận tải hành khách đường bộ khác chưa được phân vào đâu
Nhóm này bao gồm: Hoạt động của đường sắt trong phạm vi sân bay, đường sắt leo núi, đường cáp trên không.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 4932: Vận tải hành khách đường bộ khác (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Cũng theo Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg thì mã ngành 4932 loại trừ các hoạt động sau đây:
- Cho thuê xe không kèm người lái được phân vào nhóm 77309 (Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác không kèm người điều khiển chưa được phân vào đâu).
- Vận chuyển của xe cứu thương được phân vào nhóm 86990 (Hoạt động y tế khác chưa được phân vào đâu).
Căn cứ Điều 67 Luật Giao thông đường bộ 2008, quy định về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô như sau:
(i) Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh; phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định của Chính phủ.
- Bảo đảm số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh và phải có hợp đồng lao động bằng văn bản; nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận tải, an toàn giao thông; không được sử dụng người lái xe đang trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật.
- Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải có trình độ chuyên môn về vận tải.
- Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu về trật tự, an toàn, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.
(ii) Chỉ các doanh nghiệp, hợp tác xã mới được kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt, bằng xe taxi và phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Các điều kiện quy định tại khoản (i) nêu trên.
- Có bộ phận quản lý các điều kiện về an toàn giao thông.
- Đăng ký tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách với cơ quan có thẩm quyền và phải niêm yết công khai.
(iii) Chỉ các doanh nghiệp, hợp tác xã mới được kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ và phải có đủ các điều kiện quy định tại khoản (i) và gạch đầu dòng thứ 2 của khoản (ii) nêu trên.