Mã ngành 4542 quy định về hoạt động nào? Bảo dưỡng và sửa chữa mô tô, xe máy thì đăng ký mã ngành gì?
>> Mã ngành 4641 là gì? Bán buôn vải, hàng may mặc, giày dép thì đăng ký mã ngành gì?
>> Mã ngành 4652 là gì? Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông thì đăng ký mã ngành gì?
Theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, mã ngành 4542 quy định về hoạt động bảo dưỡng và sửa chữa mô tô, xe máy, cụ thể bao gồm các hoạt động sau:
- Sửa chữa phần cơ, phần điện, hệ thống đánh lửa tự động.
- Bảo dưỡng thông thường.
- Sửa chữa khung, càng, yếm, yên đệm mô tô, xe máy.
- Sửa chữa các bộ phận khác của mô tô, xe máy.
- Rửa xe, đánh bóng, phun và sơn.
- Dịch vụ đổ nước xe, dán keo xe.
- Sửa chữa, bơm vá săm, lốp mô tô, xe máy, lắp đặt hoặc thay thế.
- Xử lý chống gỉ.
- Thay phụ tùng và các bộ phận phụ trợ không thuộc công đoạn sản xuất.
Căn cứ theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, trường hợp loại trừ của mã ngành 4542 bao gồm hoạt động đắp và tái chế lốp mô tô xe máy được phân vào nhóm 22110 (Sản xuất săm, lốp cao su, đắp và tái chế lốp cao su).
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 4642: Bảo dưỡng và sửa chữa mô tô, xe máy
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Điều 11 Thông tư 53/2014/TT-BGTVT quy định trách nhiệm của các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực bảo dưỡng, sửa chữa như sau:
- Có đủ năng lực và trang thiết bị cần thiết để đảm bảo chất lượng công tác bảo dưỡng, sửa chữa.
- Xây dựng, tổ chức thực hiện quy trình kỹ thuật cho bảo dưỡng, sửa chữa phù hợp với từng kiểu loại xe cơ giới.
- Bảo đảm chất lượng bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa xe cơ giới đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
- Sử dụng thiết bị chuyên dùng, các biện pháp kỹ thuật tiên tiến đảm bảo an toàn lao động, chất lượng trong công tác bảo dưỡng, sửa chữa xe cơ giới.
- Có biện pháp thu hồi, xử lý chất thải và phế liệu (dầu, mỡ, cao su...), bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường.
Điều 7. Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động – Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 ... Người sử dụng lao động có nghĩa vụ sau đây: a) Xây dựng, tổ chức thực hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình cho người lao động và những người có liên quan; đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động. b) Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động. c) Không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc hoặc trở lại nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của người lao động. d) Cử người giám sát, kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật. đ) Bố trí bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở thành lập mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động. e) Thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; thống kê, báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động; chấp hành quyết định của thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động. g) Lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động. |