Thành lập doanh nghiệp tư nhân chuyên sửa chữa các sản phẩm kim loại đúc sẵn thì đăng ký mã ngành 3311 có được hay không?
>> Mã ngành 4722 là gì? Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh thì đăng ký mã ngành gì?
Căn cứ Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg thì mã ngành 3311 – 33110 là về sửa chữa các sản phẩm kim loại đúc sẵn. Nhóm này gồm:
- Sửa chữa và bảo dưỡng các sản phẩm kim loại đúc sẵn của ngành 25 (Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị)) như:
+ Sửa chữa các thùng, bể chứa, container bằng kim loại.
+ Sửa chữa và bảo dưỡng đường ống.
+ Sửa chữa hàn cơ động.
+ Sửa chữa các thùng hàng hóa bằng thép của tàu thủy.
+ Sửa chữa và bảo dưỡng các máy phát chạy hơi nước và khí khác.
- Sửa chữa và bảo dưỡng các bộ phận phụ cho việc sử dụng máy phát chạy hơi nước như: Tụ điện, bộ phận tiết kiệm (xăng...), nồi đun sôi, bộ thu nhiệt, ắc quy.
- Sửa chữa và bảo dưỡng lò phản ứng hạt nhân, loại trừ máy tách chất đồng vị.
- Sửa chữa và bảo dưỡng nồi hơi điện hoặc dùng cho ngành hàng hải.
- Sửa chữa các nồi hơi trung tâm và bộ tản nhiệt.
- Sửa chữa và bảo dưỡng vũ khí và quân nhu (bao gồm sửa chữa súng thể thao và giải trí).
- Sửa chữa và bảo dưỡng các xe chở hàng, các thiết bị bốc dỡ nguyên, vật liệu, v.v... cho các tổ chức.
Như vậy, thành lập doanh nghiệp tư nhân chuyên sửa chữa các sản phẩm kim loại đúc sẵn thì đăng ký mã ngành 3311 là đúng với quy định pháp luật hiện hành.
![]() |
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 3311: Sửa chữa các sản phẩm kim loại đúc sẵn
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Mã ngành 3311 loại trừ đối với:
- Sửa chữa hệ thống lò sưởi trung tâm được phân vào nhóm 4322 (Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống sưởi và điều hòa không khí).
- Dịch vụ thợ khoá được phân vào nhóm 80200 (Dịch vụ hệ thống bảo đảm an toàn).
Căn cứ Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2020, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
(i) Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp.
(ii) Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.
(iii) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân.
(iv) Vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân.
Điều 19. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân – Luật Doanh nghiệp 2020 1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. 2. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân. Điều 188. Doanh nghiệp tư nhân – Luật Doanh nghiệp 2020 1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. 2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. 3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh. 4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Điều 190. Quản lý doanh nghiệp tư nhân – Luật Doanh nghiệp 2020 1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. 2. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân. 3. Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. |