Mã ngành 3212 quy định về vấn đề gì? Muốn thành lập công ty chuyên về sản xuất đồ giả kim hoàn và chi tiết liên quan thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 3092 là gì? Sản xuất xe đạp và xe cho người khuyết tật thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 3100 là gì? Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế thì đăng ký mã ngành nào?
Mã ngành 3212 là về sản xuất đồ giả kim hoàn và chi tiết liên quan (Theo STT 32 Phần C Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg). Nhóm này gồm:
- Sản xuất y phục hoặc đồ trang sức giả, cụ thể như:
- Nhẫn, vòng tay, vòng cổ và các chi tiết trang sức tương tự được làm từ tấm kim loại thường mạ kim loại quý.
- Đồ trang sức bao gồm đá giả như đá ngọc giả, kim cương giả...
- Sản xuất dây đeo đồng hồ kim loại (trừ kim loại quý).
Như vậy, trường hợp muốn thành lập công ty chuyên về sản xuất đồ giả kim hoàn và chi tiết liên quan thì đăng ký mã ngành 3212 nêu trên.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 3212: Sản xuất đồ giả kim hoàn và chi tiết liên quan (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Theo đó, mã ngành 3212 có những trường hợp loại trừ sau đây:
- Sản xuất đồ trang sức từ kim loại quý hoặc mạ kim loại quý được phân vào nhóm 32110 (Sản xuất đồ kim hoàn và chi tiết liên quan).
- Sản xuất đồ trang sức bao gồm đá ngọc thật được phân vào nhóm 32110 (Sản xuất đồ kim hoàn và chi tiết liên quan).
- Sản xuất dây đeo đồng hồ kim loại quý được phân vào nhóm 32110 (Sản xuất đồ kim hoàn và chi tiết liên quan).
Căn cứ Điều 4 Thông tư 17/2014/TT-NHNN, nguyên tắc phân loại, đóng gói, giao nhận kim khí quý, đá quý được quy định như sau:
- Kim khí quý, đá quý phải được phân loại, sắp xếp, đóng gói, niêm phong theo trật tự danh mục để thuận tiện khi bảo quản, xuất nhập, kiểm tra, kiểm kê. Việc phân loại, kiểm định, đóng gói, giao nhận được thực hiện lần lượt đối với từng khách hàng, đơn vị, theo từng loại, từng phân loại; kiểm nhận, đóng gói xong phân loại, loại này mới được nhận sang phân loại, loại khác; giao nhận xong hiện vật của khách hàng, đơn vị này mới giao nhận đến hiện vật của khách hàng, đơn vị khác để tránh nhầm lẫn.
- Nơi phân loại, kiểm định, đóng gói, giao nhận kim khí quý, đá quý phải thuận tiện, an toàn; trang bị các dụng cụ, phương tiện đảm bảo độ chính xác cần thiết cho công tác kiểm định, đóng gói, niêm phong.
- Khi giao nhận kim khí quý, đá quý phải căn cứ theo các giấy tờ hợp pháp, hợp lệ; số liệu trên giấy tờ phải khớp đúng với hiện vật. Quá trình giao nhận phải thực hiện đầy đủ các quy định về phân loại, kiểm định, đóng gói và niêm phong.
- Việc xác định số lượng, khối lượng, chất lượng và kích cỡ các loại kim khí quý, đá quý phải cụ thể và chính xác.
Điều 5. Danh mục phân loại - Thông tư 17/2014/TT-NHNN Kim khí quý, đá quý được phân thành các danh mục sau: Loại, phân loại hoặc phân loại chất lượng. 1. Loại: Vàng, bạc, bạch kim, kim cương, ruby, emorot, saphia, ngọc trai, các kim khí quý, đá quý khác theo quy định của pháp luật. 2. Phân loại: a) Vàng được phân loại như sau: - Vàng trang sức, mỹ nghệ là các sản phẩm vàng có hàm lượng từ 8 Kara (tương đương 33,33%) trở lên, đã qua gia công, chế tác để phục vụ nhu cầu trang sức, trang trí mỹ thuật. - Vàng miếng là vàng được dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ. - Vàng nguyên liệu là vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng và các loại vàng khác. b) Các loại kim khí quý khác được phân loại như sau: - Kim khí quý trang sức, mỹ nghệ là các sản phẩm kim khí quý đã qua gia công, chế tác để phục vụ nhu cầu trang sức, trang trí mỹ thuật. - Kim khí quý nguyên liệu là kim khí quý dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng và các loại kim khí quý khác. 3. Phân loại chất lượng: Các loại hoặc phân loại trên lại được phân theo chất lượng. a) Kim khí quý: Phân theo hàm lượng kim loại quý trên 75%; từ 30% đến 75%; dưới 30%. b) Đá quý: Phân thành loại I, loại II, loại III, loại IV. |