Trong mua bán chứng khoán có nhắc đến khái niệm lệnh PLO. Vậy lệnh PLO là gì? Nó là viết tắt của từ nào? Trường hợp nào được phép đặt lệnh PLO? – Hồng Ngân (Thanh Hóa).
>> Lệnh ATC là gì? Trong mua bán chứng khoán, khi nào đặt lệnh ATC?
>> Quỹ mở là gì? Quỹ đóng là gì? Các loại quỹ mở hiện nay? Các loại quỹ đóng hiện nay?
PLO là viết tắt của từ Post Limit Order trong tiếng Anh. Như vậy, lệnh PLO có nghĩa là lệnh giao dịch khớp lệnh sau giờ.
Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn còn hiệu lực [Cập nhật ngày 04/8/2023]
Lệnh PLO
Căn cứ điểm đ khoản 2 Điều 17 Quyết định 17/QĐ-HĐTV ngày 31/3/2022; lệnh PLO là lệnh đặt mua hoặc lệnh đặt bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa sau khi kết thúc đợt khớp lệnh định kỳ đóng cửa.
Lệnh PLO chỉ được nhập vào hệ thống trong đợt giao dịch sau giờ, lệnh PLO được khớp ngay khi nhập vào hệ thống nếu có lệnh đối ứng chờ sẵn, giá thực hiện là giá đóng cửa của ngày giao dịch. Trong trường hợp không xác định được giá đóng cửa, lệnh PLO sẽ không được nhập vào hệ thống.
Khi kết thúc đợt giao dịch sau giờ, các lệnh PLO không được thực hiện hoặc phần còn lại của lệnh không thực hiện hết sẽ tự động bị hủy.
Hiện nay, nhà đầu tư chỉ được phép đặt lệnh PLO ở sàn HNX trong khoảng thời gian từ 14h45 đến 15h00.
Điều 5. Nguyên tắc hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán – Luật Chứng khoán 2019 1. Tôn trọng quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán; quyền tự do giao dịch, đầu tư, kinh doanh và cung cấp dịch vụ về chứng khoán của tổ chức, cá nhân. 2. Công bằng, công khai, minh bạch. 3. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. 4. Tự chịu trách nhiệm về rủi ro. Điều 6. Chính sách phát triển thị trường chứng khoán – Luật Chứng khoán 2019 1. Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài tham gia đầu tư và hoạt động trên thị trường chứng khoán nhằm huy động các nguồn vốn trung hạn và dài hạn cho đầu tư phát triển. 2. Nhà nước có chính sách quản lý, giám sát bảo đảm thị trường chứng khoán hoạt động công bằng, công khai, minh bạch, an toàn và hiệu quả. 3. Nhà nước có chính sách đầu tư hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin cho hoạt động của thị trường chứng khoán, phát triển nguồn nhân lực cho ngành chứng khoán, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Điều 7. Biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán – Luật Chứng khoán 2019 1. Biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán bao gồm: a) Giám sát an ninh, an toàn thị trường chứng khoán; b) Ứng phó, khắc phục sự cố, sự kiện, biến động ảnh hưởng đến an toàn, ổn định và tính toàn vẹn của thị trường chứng khoán; c) Tạm ngừng, đình chỉ giao dịch đối với một hoặc một số chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán; d) Tạm ngừng, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoặc khôi phục hoạt động giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con; đ) Tạm ngừng, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoặc khôi phục hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; e) Cấm đảm nhiệm chức vụ tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán có thời hạn hoặc vĩnh viễn, cấm thực hiện các hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán có thời hạn hoặc vĩnh viễn do thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán; g) Phong tỏa tài khoản chứng khoán, yêu cầu người có thẩm quyền phong tỏa tài khoản tiền có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. 2. Chính phủ quy định chi tiết việc áp dụng các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán quy định tại khoản 1 Điều này. |