Legit là gì? Tầm quan trọng của Legit check như thế nào? Người tiêu dùng có được kiểm tra sản phẩm, hàng hóa trước khi nhận hàng hay không?
>> Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD là gì? Các đặc điểm chính của OECD là gì?
>> Đồng tiền sử dụng trong giao dịch thẻ trên lãnh thổ Việt Nam là đồng nào?
Pháp luật hiện hành hiện chưa có quy định nào về Legit là gì? Tuy nhiên, quý khách hàng có thể tham khảo nội dung định nghĩa sau để tìm hiểu Legit là gì?
Legit có thể được hiểu với nhiều ý nghĩa như hợp pháp, chính hãng, hoặc hợp lý, tùy thuộc vào từng ngữ cảnh cụ thể. Đối với hàng hóa, thuật ngữ này thường dùng dể chỉ những sản phẩm uy tính và chính hãng.
Trong ngữ mua bán hàng hóa, khi nói về những người mua sản phẩm mà không ép giá, không có ý định gian lận, họ được coi là người mua Legit. Ngược lại, một người bán sản phẩm thật, không lừa gạt khách hàng bằng hàng giả, được gọi là người bán Legit.
Lưu ý, nội dung trên chỉ mang tính tham khảo.
![]() |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Legit là gì; Tầm quan trọng của Legit check như thế nào đối với những người đam mê giày sneaker (Hình minh họa - nguồn minh họa)
Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP về hàng giả bao gồm:
- Hàng hóa có giá trị sử dụng hoặc công dụng không đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, hoặc tên gọi của sản phẩm; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng, hoặc giá trị sử dụng, công dụng không đúng với thông tin đã được công bố hoặc đăng ký.
- Hàng hóa có ít nhất một chỉ tiêu chất lượng, đặc tính kỹ thuật cơ bản, hoặc định lượng của chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của sản phẩm chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng, hoặc ghi trên nhãn, bao bì của hàng hóa.
- Thuốc giả theo quy định tại khoản 33 Điều 2 Luật Dược 2016 và dược liệu giả theo quy định tại khoản 34 Điều 2 Luật Dược 2016.
- Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật:
+ Không có hoạt chất.
+ Không có đủ loại hoạt chất đã đăng ký.
+ Có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa.
+ Có ít nhất một trong các hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng.
- Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa.
- Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả.
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định về nghĩa vụ của người tiêu dùng bao gồm:
1. Kiểm tra sản phẩm, hàng hóa trước khi nhận theo quy định của pháp luật; lựa chọn tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
2. Tiêu dùng không vi phạm pháp luật, không trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của mình và của người khác.
3. Tuân thủ điều kiện, hướng dẫn vận chuyển, bảo quản, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; quy định về kiểm định, bảo vệ môi trường, tiêu dùng bền vững theo quy định của pháp luật.
4. Thông tin kịp thời, chính xác cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.
5. Chịu trách nhiệm về việc cung cấp không chính xác hoặc không đầy đủ về thông tin liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật.
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo nội dung quy định trên, khách hàng có nghĩa vụ kiểm tra sản phẩm, hàng hóa của mình trước khi tiến hành nhận hàng hóa đó theo quy định của pháp luật.