Năm 2024, tôi muốn thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải thì cần phải đáp ứng những điều kiện như thế nào? Mong được giải đáp! – Trung Hiếu (Đã Nẵng).
>> Năm 2024, có được phép mở casino hay không? Điều kiện như thế nào?
>> Kinh doanh dịch vụ khuyến mại 2024 có cần giao kết hợp đồng không?
Căn cứ Điều 28 Nghị định 83/2014/NĐ-CP, việc kinh doanh dịch vụ vận tải xăng dầu trong năm 2024 phải đáp ứng những điều kiện sau đây:
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.
- Có phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu; bảo đảm các yêu cầu và quy định về vận chuyển xăng dầu, được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, cho phép lưu hành theo quy định của pháp luật.
- Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp sử dụng phương tiện vận tải phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Nhưng điều kiện cần đáp ứng khi kinh doanh dịch vụ vận tải xăng dầu năm 2024 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 29 Nghị định 83/2014/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP), thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu có quyền và nghĩa vụ được quy định như sau:
- Được kinh doanh dịch vụ cho thuê cảng, kho tiếp nhận xăng dầu, kinh doanh dịch vụ vận tải và tra nạp xăng dầu theo hợp đồng đã ký.
- Chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng xăng dầu trong quá trình tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển theo hợp đồng đã ký kết với thương nhân thuê tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển xăng dầu.
- Chịu sự giám sát, quản lý của thương nhân thuê dịch vụ. Phải trang bị các thiết bị để kiểm tra, giám sát phương tiện vận tải xăng dầu.
- Nếu có hoạt động kinh doanh khác về xăng dầu (thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối, tổng đại lý, đại lý, thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu) phải thực hiện đúng các quy định về hoạt động kinh doanh đó.
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động kinh doanh.
- Phải xây dựng, áp dụng và duy trì có hiệu lực hệ thống quản lý chất lượng.
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 38 Nghị định 83/2014/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 27 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP), nguyên tắc điều hành giá xăng dầu được quy định như sau:
- Giá bán xăng dầu được thực hiện theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước, phù hợp với diễn biến giá xăng dầu thế giới và tình hình kinh tế xã hội trong từng thời kỳ.
- Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và thương nhân phân phối xăng dầu được quyền quyết định giá bán buôn. Căn cứ vào tình hình thực tế tại doanh nghiệp, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và thương nhân phân phối xăng dầu quyết định giá bán lẻ xăng dầu (riêng dầu madút là giá bán buôn) trong hệ thống phân phối của mình phù hợp với chi phí phát sinh thực tế tại doanh nghiệp và không cao hơn giá điều hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố.
Đối với các địa bàn xa cảng, xa kho đầu mối, xa cơ sở sản xuất xăng dầu, nếu có chi phí thực tế phát sinh hợp lý, hợp lệ (đã được kiểm toán) tăng cao dẫn đến giá bán cao hơn giá điều hành, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu được quyết định giá bán thực tế tại địa bàn đó (đã được thông báo với Bộ Công Thương) để bù đắp chi phí phát sinh nhưng không vượt quá 2% giá điều hành công bố cùng thời điểm.
Các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, thương nhân phân phối xăng dầu có trách nhiệm thông báo giá bán với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính ngay sau khi quyết định giá bán xăng dầu của doanh nghiệp.