Khi nào sử dụng hóa đơn bán hàng? Khi nào sử dụng hóa đơn VAT (hóa đơn giá trị gia tăng? Các loại hóa đơn từ theo Nghị định 70 năm 2025 có gì mới?
>> Cách xử lý chứng từ điện tử đã lập bị sai từ ngày 01/6/2025?
>> Trường hợp nào sử dụng hóa đơn theo từng lần phát sinh theo Nghị định 70 năm 2025?
Hóa đơn bán hàng dành cho tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp cho các hoạt động:
- Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa.
- Hoạt động vận tải quốc tế.
- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.
- Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
Lưu ý:
- Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vào nội địa và bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.
- Đối với doanh nghiệp chế xuất có hoạt động kinh doanh khác (ngoài hoạt động chế xuất) thì:
+ Sử dụng hóa đơn bán hàng nếu khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp.
+ Sử dụng hóa đơn VAT nếu khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
Tóm lại, hóa đơn bán hàng dành cho tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp cho các hoạt động bán hàng, dịch vụ nội địa, vận tải quốc tế, xuất khẩu ra nước ngoài và khu phi thuế quan.
(Theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 5 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/06/2025)
![]() |
Tổng hợp điểm mới Nghị định 70 về hóa đơn chứng từ theo Công văn 348/CT-CS |
![]() |
File word Luật Quản lý thuế và văn bản hướng dẫn đang còn hiệu lực năm 2025 |
Các trường hợp sử dụng hóa đơn bán hàng, hóa đơn VAT (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Hóa đơn VAT hay còn gọi là hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:
- Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa.
- Hoạt động vận tải quốc tế.
- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.
- Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
- Hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác của nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam (áp dụng từ ngày 01/6/2025).
(Theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 5 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/06/2025)
Nói tóm lại, hóa đơn bán hàng sử dụng cho tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp còn hóa đơn VAT (hóa đơn GTGT) sử dụng cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
Nghị định 70/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/6/2025 đã sửa đổi các quy định về loại hóa đơn quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:
(i) Bổ sung quy định về loại hóa đơn của doanh nghiệp chế xuất: doanh nghiệp chế xuất có hoạt động kinh doanh khác (ngoài hoạt động chế xuất) khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp thì sử dụng hóa đơn bán hàng, khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng.
(ii) Bổ sung hóa đơn thương mại điện tử: “là hóa đơn áp dụng đối với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân (người xuất khẩu) có hoạt động xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài mà người xuất khẩu đáp ứng điều kiện chuyển dữ liệu hóa đơn thương mại bằng phương thức điện tử đến cơ quan thuế. Hóa đơn thương mại điện tử đáp ứng quy định về nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này và quy định về định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
Trường hợp người xuất khẩu không đáp ứng điều kiện chuyển dữ liệu hóa đơn thương mại bằng phương thức điện tử đến cơ quan thuế thì lựa chọn lập hóa đơn giá trị gia tăng điện tử hoặc hóa đơn bán hàng điện tử.
(Theo Mục 1.3 Công văn 348/CT-CS năm 2025)