Chào PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP, tôi muốn được biết các hồ sơ, chứng từ cần thiết để thực hiện thủ tục hoàn lại các loại thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng. Mong được hỗ trợ. Xin cảm ơn.
>> Có cần nộp báo cáo tình hình sử dụng chứng từ khâu trừ thuế TNCN không?
>> Công ty mới thành lập quyết toán thuế TNDN như thế nào?
Chào chị,
PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP đã nhận được nội dung đề nghị hỗ trợ của chị, nên Ban Hỗ trợ có ý kiến trao đổi như sau:
1. Hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng bao gồm:
- Giấy đề nghị hoàn trả Khoản thu ngân sách nhà nước (mẫu 01/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC);
Bên cạnh đó, tùy theo từng trường hợp cụ thể mà doanh nghiệp cần chuẩn bị thêm các giấy tờ sau:
* Đối với dự án ODA:
- Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào (mẫu số 01-1/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC);
- Quyết định của cấp có thẩm quyền về việc phê duyệt dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại, dự án sử dụng vốn ODA vay ưu đãi được ngân sách nhà nước cấp phát (bản chụp có đóng dấu và chữ ký xác nhận của người có thẩm quyền của dự án).
Trường hợp hoàn thuế nhiều lần thì chỉ xuất trình lần đầu.
- Xác nhận của cơ quan chủ quản dự án ODA về hình thức cung cấp dự án ODA là ODA không hoàn lại hay ODA vay được ngân sách nhà nước cấp phát ưu đãi thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT (bản chụp có xác nhận của cơ sở) và việc không được ngân sách nhà nước cấp vốn đối ứng để trả thuế GTGT. Người nộp thuế chỉ phải nộp tài liệu này với hồ sơ hoàn thuế lần đầu của dự án.
- Xác nhận của chủ dự án về việc dự án không được ngân sách nhà nước bố trí vốn đối ứng để thanh toán cho nhà thầu theo giá có thuế GTGT; giá thanh toán theo kết quả thầu không có thuế GTGT và đề nghị hoàn thuế cho nhà thầu chính.
Nếu là Văn phòng đại diện nhà tài trợ dự án ODA thì cần chuẩn bị:
- Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào (mẫu số 01-1/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC);
- Văn bản thỏa thuận giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam với Nhà tài trợ về việc thành lập Văn phòng đại diện (bản chụp có xác nhận của Văn phòng).
- Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thành lập Văn phòng đại diện (bản chụp có xác nhận của Văn phòng).
* Đối với doanh nghiệp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi chủ sở hữu, chấm dứt hoạt động
- Quyết định về việc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu, chấm dứt hoạt động;
- Hồ sơ quyết toán thuế hoặc hồ sơ khai thuế đến thời điểm sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu, chấm dứt hoạt động.
* Đối với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ và cật tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần được nhập khẩu để tạo ra tài sản cố định của doanh nghiệp
- Bảng kê hồ sơ hàng hóa nhập khẩu (mẫu số 01-4/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC);
* Đối với trường hợp hoàn thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần:
- Giấy đề nghị hoàn thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần theo mẫu số 02/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư này.
- Bản gốc (hoặc bản chụp đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú do cơ quan thuế của nước cư trú cấp đã được hợp pháp hóa lãnh sự (ghi rõ là đối tượng cư trú trong năm tính thuế nào).
- Bản chụp hợp đồng kinh tế, hợp đồng cung cấp dịch vụ, hợp đồng đại lý, hợp đồng uỷ thác, hợp đồng chuyển giao công nghệ hay hợp đồng lao động ký với tổ chức, cá nhân Việt Nam, giấy chứng nhận tiền gửi tại Việt Nam, giấy chứng nhận góp vốn vào Công ty tại Việt Nam (tuỳ theo loại thu nhập trong từng trường hợp cụ thể) có xác nhận của người nộp thuế.
- Xác nhận của tổ chức, cá nhân Việt Nam ký kết hợp đồng về thời gian và tình hình hoạt động thực tế theo hợp đồng (trừ trường hợp hoàn thuế đối với hãng vận tải nước ngoài).
- Giấy ủy quyền trong trường hợp tổ chức, cá nhân uỷ quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục áp dụng Hiệp định. Trường hợp tổ chức, cá nhân lập giấy uỷ quyền để uỷ quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục hoàn thuế vào tài khoản của đối tượng khác cần thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự (nếu việc uỷ quyền được thực hiện ở nước ngoài) hoặc công chứng (nếu việc uỷ quyền được thực hiện tại Việt Nam) theo quy định.
Trường hợp tổ chức, cá nhân không thể cung cấp đủ các thông tin hoặc các tài liệu theo yêu cầu của Hồ sơ hoàn thuế theo Hiệp định, đề nghị giải trình cụ thể tại Giấy đề nghị hoàn thuế theo Hiệp định mẫu số 02/ĐNHT nêu trên để cơ quan thuế xem xét, quyết định.
2. Hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân:
Hoàn thuế được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện quyết toán thay cho các cá nhân có uỷ quyền quyết toán thuế.
Trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập sau khi bù trừ số thuế nộp thừa, nộp thiếu của các cá nhân mà có số thuế nộp thừa, nếu đề nghị cơ quan thuế hoàn trả thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập nộp hồ sơ hoàn thuế cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
Hồ sơ hoàn thuế bao gồm:
- Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC.
- Bản chụp chứng từ, biên lai nộp thuế thu nhập cá nhân và người đại diện hợp pháp của tổ chức, cá nhân trả thu nhập ký cam kết chịu trách nhiệm tại bản chụp đó.
Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế nếu có số thuế nộp thừa thì cá nhân không phải nộp hồ sơ hoàn thuế mà chỉ cần ghi số thuế đề nghị hoàn vào chỉ tiêu [47] - “Số thuế hoàn trả vào tài khoản NNT” hoặc chỉ tiêu [49] - “Tổng số thuế bù trừ cho các phát sinh của kỳ sau” tại tờ khai quyết toán thuế theo mẫu số 02/QTT-TNCN khi quyết toán thuế.”
3. Hồ sơ hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp:
Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC và các tài liệu kèm theo (nếu có).
Trên đây là ý kiến trao đổi từ Ban hỗ trợ của PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP về hồ sơ hoàn thuế.
Trân trọng.