Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật viễn thông và tần số vô tuyến điện? Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng khi kết nối mạng viễn thông công cộng có trách nhiệm gì?
>> Khi nào hết hạn cập nhật sinh trắc học?
>> Những trường hợp nhà thầu nước ngoài bị thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng?
Căn cứ quy định tại Điều 50 Nghị định 163/2024/NĐ-CP về hệ thống quy chuẩn kỹ thuật viễn thông và tần sô vô tuyến điện gồm các quy chuẩn kỹ thuật sau:
- Thiết bị đầu cuối.
- Thiết bị mạng.
- Kết nối viễn thông.
- Dịch vụ viễn thông.
- Hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.
- Chất lượng phát xạ của thiết bị vô tuyến điện.
- An toàn bức xạ vô tuyến điện của thiết bị vô tuyến điện, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện, đài vô tuyến điện.
- An toàn tương thích điện từ của thiết bị vô tuyến điện, thiết bị viễn thông, thiết bị công nghệ thông tin, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện và thiết bị điện, điện tử.
- An toàn điện, an toàn phơi nhiễm trường điện từ.
- Lắp đặt thiết bị mạng, hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.
- Các quy chuẩn kỹ thuật khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật viễn thông và tần số vô tuyến điện bao gồm gì
(Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Viễn thông 2023 quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng khi kết nối mạng viễn thông công cộng cần:
- Cung cấp kết nối tại bất kỳ điểm nào khả thi về kỹ thuật trên mạng viễn thông công cộng.
- Bảo đảm kết nối kịp thời, hợp lý, công khai, minh bạch.
- Không phân biệt đối xử về giá dịch vụ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông, chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông.
Các hoạt động quản lý tài nguyên viễn thông được quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật Viễn thông 2023 bao gồm: quy hoạch, phân bổ, cấp, đăng ký, ấn định, sử dụng, chuyển nhượng quyền sử dụng, thu hồi quyền sử dụng, hoàn trả tài nguyên viễn thông; giải quyết tranh chấp về đăng ký, sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”.
Căn cứ tại khoản 3 Điều 48 Luật Viễn thông 2023 quy định về các nguyên tắc trong việc quản lý tài nguyên viễn thông cụ thể như sau:
a) Phù hợp với quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông;
b) Bảo đảm tối ưu việc thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông;
c) Bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch trong việc phân bổ, cấp tài nguyên viễn thông;
d) Bảo đảm việc sử dụng tài nguyên viễn thông hiệu quả, tiết kiệm, đúng mục đích;
đ) Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được phân bổ, cấp tài nguyên viễn thông và người sử dụng dịch vụ viễn thông.
Căn cứ quy định tại Điêu 56 Luật Viễn thông 2023 về giá dịch vụ viễn thông cụ thể như sau:
(i) Giá dịch vụ viễn thông gồm:
- Giá dịch vụ viễn thông áp dụng đối với người sử dụng dịch vụ viễn thông
- Giá dịch vụ giữa các doanh nghiệp viễn thông.
(ii) Giá dịch vụ viễn thông áp dụng đối với người sử dụng dịch vụ viễn thông là giá mà người sử dụng dịch vụ viễn thông thanh toán cho doanh nghiệp viễn thông khi sử dụng dịch vụ viễn thông do doanh nghiệp viễn thông cung cấp.
(iii) Giá dịch vụ giữa các doanh nghiệp viễn thông bao gồm:
- Giá dịch vụ bán buôn là giá thanh toán giữa các doanh nghiệp viễn thông khi doanh nghiệp này mua lưu lượng, dịch vụ viễn thông hoặc thuê mạng viễn thông của doanh nghiệp khác để cung cấp dịch vụ viễn thông.
- Giá dịch vụ kết nối viễn thông là giá thanh toán giữa các doanh nghiệp viễn thông khi doanh nghiệp này sử dụng mạng của doanh nghiệp khác để kết cuối dịch vụ viễn thông.