Đối tượng nào được đăng ký tự nguyện sử dụng hóa đơn điện tử từ 01/6/2025? Thủ tục ngừng sử dụng hóa đơn điện tử kể từ 01/6/2025 quy định như thế nào?
>> Báo cáo tài chính là gì? Báo cáo tài chính gồm những gì?
>> Báo cáo tài chính giữa niên độ là gì? Ai phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ?
Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP), đối tượng được đăng ký tự nguyện sử dụng hóa đơn điện tử là nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác.
![]() |
File word Luật Quản lý thuế và văn bản hướng dẫn đang còn hiệu lực năm 2024 |
Đối tượng được đăng ký tự nguyện sử dụng hóa đơn điện tử từ đầu tháng 6 năm 2025
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP), thủ tục ngừng sử dụng hóa đơn điện tử được quy định như sau:
- Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế ngừng tiếp nhận hóa đơn điện tử và không gửi thông báo ngừng sử dụng hóa đơn điện tử đối với người nộp thuế thuộc trường hợp quy định tại điểm a, điểm b, điểm d và h của khoản 1 Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP) kể từ ngày tổ chức, cá nhân chấm dứt hiệu lực mã số thuế hoặc kể từ ngày cơ quan thuế nhận được thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký hoặc quyết định cưỡng chế ngừng mã số thuế.
- Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gửi thông báo điện tử về việc ngừng sử dụng hóa đơn điện tử, ngừng sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền và ngừng tiếp nhận hóa đơn điện tử, ngừng tiếp nhận hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đối với người nộp thuế nếu nộp thuế thuộc trường hợp quy định tại điểm c, điểm h khoản 1 Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP) khi nhận được thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tạm ngừng kinh doanh hoặc văn bản của người nộp thuế về việc tạm ngừng kinh doanh hoặc tạm ngừng sử dụng hóa đơn.
- Thủ trưởng cơ quan thuế quản lý trực tiếp ban hành thông báo điện tử về việc ngừng sử dụng hóa đơn điện tử đến người nộp thuế thuộc trường hợp quy định tại điểm e, điểm i khoản 1 Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP) kể từ ngày cơ quan thuế nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền.
- Trường hợp cơ quan thuế quản lý trực tiếp gửi thông báo điện tử đến người nộp thuế thuộc trường hợp quy định tại điểm d, điểm g khoản 1 Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP) trong thời gian 01 ngày làm việc sau khi nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền gửi cơ quan thuế hoặc ngay sau khi xác định người nộp thuế thuộc diện rủi ro rất cao theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP) và đề nghị người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu liên quan đến việc sử dụng hóa đơn điện tử.
- Người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế gửi thông báo điện tử. Người nộp thuế có thể đến cơ quan thuế giải trình trực tiếp hoặc bổ sung thông tin, tài liệu hoặc bằng văn bản.
- Người nộp thuế tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử hoặc giải trình bổ sung, cụ thể:
+ Trường hợp người nộp thuế đã giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu đầy đủ và chứng minh được việc sử dụng hóa đơn điện tử theo đúng quy định pháp luật thì người nộp thuế tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử.
+ Trường hợp người nộp thuế đã giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu mà không chứng minh được việc sử dụng hóa đơn điện tử theo đúng quy định pháp luật thì ngay trong ngày làm việc, cơ quan thuế tiếp tục gửi thông báo lần 2 yêu cầu người nộp thuế bổ sung thông tin, tài liệu. Người nộp thuế thực hiện giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế gửi thông báo điện tử lần 2.
+ Hết thời hạn theo thông báo mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu thì cơ quan thuế ban hành thông báo ngừng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc ngừng sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế theo Mẫu số 01/TB-NSD Phụ lục IB ban hành kèm theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP và xử lý theo quy định.
Xem thêm:
> > Sửa đổi thời điểm lập chứng từ từ ngày 01/6/2025
> > Từ 01/6/2025 sửa đổi quy định về thời điểm lập hóa đơn đối với một số trường hợp cụ thể
> > Thay đổi về thời điểm lập hóa đơn từ ngày 01/6/2025 theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP
Căn cứ Điều 6 Luật Quản lý thuế 2019, những hành vi sau đây bị nghiêm cấm trong quản lý thuế:
1. Thông đồng, móc nối, bao che giữa người nộp thuế và công chức quản lý thuế, cơ quan quản lý thuế để chuyển giá, trốn thuế.
2. Gây phiền hà, sách nhiễu đối với người nộp thuế.
3. Lợi dụng để chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép tiền thuế.
4. Cố tình không kê khai hoặc kê khai thuế không đầy đủ, kịp thời, chính xác về số tiền thuế phải nộp.
5. Cản trở công chức quản lý thuế thi hành công vụ.
6. Sử dụng mã số thuế của người nộp thuế khác để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc cho người khác sử dụng mã số thuế của mình không đúng quy định của pháp luật.
7. Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không xuất hóa đơn theo quy định của pháp luật, sử dụng hóa đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn.
8. Làm sai lệch, sử dụng sai mục đích, truy cập trái phép, phá hủy hệ thống thông tin người nộp thuế.