Doanh nghiệp nước ngoài bị thu hồi giấy phép thành lập chi nhánh trong những trường hợp nào? Nội dung hoạt động và chế độ báo cáo hoạt động của chi nhánh được quy định như thế nào?
>> Điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 ở Thanh Hóa ở đâu?
>> Từ ngày 15/1/2025 những ngành nghề nào cấm đầu tư kinh doanh?
Căn cứ Điều 44 Nghị định 07/2016/NĐ-CP, chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài bị thu hồi giấy phép thành lập trong các trường hợp sau đây:
(i) Chi nhánh không hoạt động trong 01 năm và không phát sinh các giao dịch với cơ quan cấp giấy phép.
(ii) Chi nhánh không báo cáo về hoạt động của chi nhánh trong 02 năm liên tiếp.
(iii) Chi nhánh không gửi báo cáo theo khoản (ii) Mục 2 bên dưới tới cơ quan cấp giấy phép trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản.
(iv) Trường hợp khác theo quy định pháp luật.
Toàn văn Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn |
Doanh nghiệp nước ngoài bị thu hồi giấy phép thành lập chi nhánh trong những trường hợp nào
(Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 31 và Điều 32 Nghị định 07/2016/NĐ-CP, nội dung hoạt động và chế độ báo cáo hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài như sau:
(i) Nội dung hoạt động
- Chi nhánh hoạt động cung ứng dịch vụ trong các ngành dịch vụ, không bao gồm ngành dịch vụ mà việc thành lập chi nhánh trong lĩnh vực đó được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.
- Trường hợp chi nhánh hoạt động trong các ngành, nghề mà pháp luật quy định phải có điều kiện thì Chi nhánh chỉ được hoạt động khi đáp ứng các điều kiện theo quy định.
(ii) Chế độ báo cáo hoạt động
- Trước ngày 30/01 hàng năm, chi nhánh có trách nhiệm gửi báo cáo theo mẫu của Bộ Công Thương về hoạt động của mình trong năm trước đó qua đường bưu điện tới Cơ quan cấp Giấy phép.
- Chi nhánh có nghĩa vụ báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động của mình theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Căn cứ khoản 5 Điều 35 Nghị định 07/2016/NĐ-CP, trường hợp bị thu hồi giấy phép thành lập chi nhánh thuộc vào trường hợp chấm dứt hoạt động chi nhánh.
Căn cứ Điều 38 Nghị định 07/2016/NĐ-CP, các nghĩa vụ liên quan khi chấm dứt hoạt động chi nhánh tại Việt Nam bao gồm:
(i) Ngoài việc thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điều 36 và Điều 37 Nghị định 07/2016/NĐ-CP, doanh nghiệp nước ngoài, chi nhánh phải niêm yết công khai về việc chấm dứt hoạt động tại trụ sở của chi nhánh và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật khi chi nhánh chấm dứt hoạt động.
(ii) Doanh nghiệp nước ngoài có chi nhánh đã chấm dứt hoạt động chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng, thanh toán các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và giải quyết đủ quyền lợi hợp pháp cho người lao động đã làm việc tại chi nhánh theo quy định của pháp luật.
|