Pháp luật hiện hành về đất đai quy định thế nào đối với doanh nghiệp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không có phương án sử dụng đất có bị xử phạt không?
>> Sinh trắc học là gì? 03 giải pháp giảm thiểu rủi ro trong thanh toán trực tuyến
Căn cứ khoản 6 Điều 45 Luật Đất đai 2024 thì điều kiện đối với doanh nghiệp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp là phải có phương án sử dụng đất nông nghiệp được Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận. Theo đó, nội dung chính cần đảm bảo trong phương án sử dụng đất nông nghiệp do doanh nghiệp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp theo Mục 3 bài viết này.
Như vậy, theo pháp luật hiện hành về đất đai quy định thì doanh nghiệp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp cần phải có phương án sử dụng đất nông nghiệp được Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận và trong đó phải đảm bảo tối thiểu những nội dung chính theo quy định.
Trường hợp, doanh nghiệp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không có phương án sử dụng đất thì sẽ bị xử phạt theo mức phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 123/2024/NĐ-CP. Cụ thể mức xử phạt tương ứng với diện tích đất vi phạm như sau:
Diện tích đất vi phạm |
Mức xử phạt |
Dưới 0,5 héc ta |
Từ 20 triệu – 30 triệu |
Từ 0,5 héc ta đến dưới 1,0 héc ta. |
Từ 30 triệu – 50 triệu |
Từ 1,0 héc ta đến dưới 3,0 héc ta. |
Từ 50 triệu – 100 triệu |
Từ 03 héc ta trở lên. |
Từ 100 triệu – 200 triệu |
Luật Đất đai và toàn bộ VB hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 26/08/2024] |
Giải đáp: Doanh nghiệp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không có phương án sử dụng đất có bị xử phạt không (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Buộc doanh nghiệp có hành vi vi phạm về nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không có phương án sử dụng đất phải lập phương án sử dụng đất nông nghiệp trình Ủy ban nhân dân cấp huyện. Và phương án sử dụng đất nông nghiệp này phải đảm bảo những nội dung chính theo quy định tại Mục 3 bài viết này.
Phương án sử dụng đất nông nghiệp do doanh nghiệp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp lập cần đảm bảo những nội dung chính theo quy định tại khoản 6 Điều 45 Luật Đất đai 2024. Cụ thể bao gồm 06 nội sung dưới đây:
(i) Địa điểm, diện tích, mục đích sử dụng đất.
(ii) Kế hoạch sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.
(iii) Vốn đầu tư.
(iv) Thời hạn sử dụng đất.
(v) Tiến độ sử dụng đất.
Căn cứ khoản 1 Điều 28 Luật Đất đai 2024 quy định về đối tượng được nhận quyền sử dụng đất với những nội dung sau đây:
(i) Cá nhân được nhận chuyển đổi quyền sử dụng đất quy định tại điểm b khoản 1 Điều 37 Luật Đất đai 2024.
(ii) Tổ chức kinh tế, cá nhân được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
(iii) Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao.
(iv) Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được nhận chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ.
(v) Tổ chức kinh tế, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
(vi) Tổ chức trong nước, cá nhân, cộng đồng dân cư được nhận tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 2024.
(vii) Tổ chức trong nước, cá nhân, cộng đồng dân cư được nhận thừa kế quyền sử dụng đất.
(viii) Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được mua, thuê mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở, nhận quyền sử dụng đất ở trong dự án phát triển nhà ở; nhận thừa kế quyền sử dụng đất ở và các loại đất khác trong cùng thửa đất có nhà ở theo quy định của pháp luật về dân sự; nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở từ những người thuộc hàng thừa kế theo quy định của pháp luật về dân sự.
(ix) Tổ chức trong nước, cá nhân, cộng đồng dân cư, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao đất; tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê.
(x) Tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, cá nhân, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được Nhà nước cho thuê đất.
(xi) Tổ chức trong nước, cá nhân, cộng đồng dân cư, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với đất đang được sử dụng ổn định.
(xii) Tổ chức trong nước, cá nhân, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, bản án, quyết định của Tòa án, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài thương mại Việt Nam; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật; văn bản về việc chia, tách quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật đối với nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất.
(xiii) Cộng đồng dân cư, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được nhận quyền sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, bản án, quyết định của Tòa án, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài thương mại Việt Nam.
(xiv) Tổ chức trong nước là pháp nhân mới được hình thành thông qua việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi mô hình tổ chức theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc văn bản về việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi mô hình tổ chức của tổ chức kinh tế phù hợp với pháp luật được nhận quyền sử dụng đất từ các tổ chức là pháp nhân bị chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi.