Doanh nghiệp Nhà nước có trách nhiệm tiếp công dân như những cơ quan Nhà nước khác hay không? Người tiếp công dân có trách nhiệm như thế nào?
>> Ai có thẩm quyền phân hạng phân loại chợ?
>> Giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế có giá trị bao nhiêu ngày?
Căn cứ Điều 4 Luật Tiếp công dân 2013, quy định về trách nhiệm tiếp công dân như sau:
(i) Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân bao gồm:
- Chính phủ.
- Bộ, cơ quan ngang bộ; tổng cục và tổ chức tương đương; cục.
- Ủy ban nhân dân các cấp.
- Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
- Các cơ quan của Quốc hội.
- Hội đồng nhân dân các cấp.
- Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán nhà nước.
(ii) Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp có trách nhiệm tiếp công dân theo quy định của Luật Tiếp công dân 2013 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
(iii) Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức việc tiếp công dân phù hợp với yêu cầu, quy mô, tính chất hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.
Căn cứ vào quy định của Luật Tiếp công dân 2013, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội quy định về việc tiếp công dân trong cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống mình; Chính phủ quy định cụ thể việc tiếp công dân tại các cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập.
Như vậy, cơ quan nhà nước là nơi có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân theo quy định, còn đối với doanh nghiệp nhà nước thì không có trách nhiệm tiếp công dân như cơ quan Nhà nước.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Doanh nghiệp nhà nước không có trách nhiệm tiếp công dân (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 8 Luật Tiếp công dân 2013, trách nhiệm của người tiếp công dân có trách nhiệm được quy định như sau:
(i) Khi tiếp công dân, người tiếp công dân phải bảo đảm trang phục chỉnh tề, có đeo thẻ công chức, viên chức hoặc phù hiệu theo quy định.
(ii) Yêu cầu người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có); có đơn hoặc trình bày rõ ràng nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc tiếp nhận, thụ lý vụ việc.
(iii) Có thái độ đứng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày.
(iv) Giải thích, hướng dẫn cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền; hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết.
(v) Trực tiếp xử lý hoặc phân loại, chuyển đơn, trình người có thẩm quyền xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cho công dân.
(vi) Yêu cầu người vi phạm nội quy nơi tiếp công dân chấm dứt hành vi vi phạm; trong trường hợp cần thiết, lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.
Căn cứ Điều 9 Luật Tiếp công dân 2013, người tiếp công dân được từ chối tiếp người đến nơi tiếp công dân trong các trường hợp sau đây:
(i) Người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
(ii) Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân.
(iii) Người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài.
(iv) Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.