Pháp luật hiện hành quy định về việc thực hiện chế báo cáo đối với doanh nghiệp kinh doanh quân trang, quân dụng như thế nào?
>> Quy định về thực hiện dự án khác theo hợp đồng dự án BT năm 2024 như thế nào?
>> Mã ngành 9521 là gì? Sửa chữa thiết bị nghe nhìn điện tử gia dụng thì đăng ký mã ngành nào?
Căn cứ Điều 17 Nghị định 101/2022/NĐ-CP, việc thực hiện chế báo cáo đối với doanh nghiệp kinh doanh quân trang, quân dụng được quy định như sau:
(i) Hằng năm, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện báo cáo về tình hình thực hiện kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo các nội dung quy định tại Mục 2 gửi (trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính) về Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
(ii) Thực hiện báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nội dung báo cáo: gồm phần thuyết minh và mẫu biểu, cụ thể như sau:
(i) Tình hình chấp hành các quy định về điều kiện kinh doanh.
(ii) Số lượng hợp đồng hoặc đơn đặt hàng, giao nhiệm vụ thực hiện trong năm báo cáo.
(iii) Số lượng, chủng loại quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng phục vụ nhiệm vụ quốc phòng doanh nghiệp đã thực hiện trong năm báo cáo.
(iv) Khó khăn, vướng mắc và đề xuất kiến nghị.
Báo cáo tình hình thực hiện kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh |
Chế độ báo cáo đối với doanh nghiệp kinh doanh quân trang (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
(i) Tổ chức, doanh nghiệp gửi báo cáo về Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an trước ngày 20/12 năm báo cáo.
(ii) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/12 năm báo cáo.
Thời gian chốt số liệu báo cáo được tính từ ngày 15/12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14/12 của năm báo cáo.
Căn cứ Điều 16 Nghị định 101/2022/NĐ-CP, trách nhiệm của doanh nghiệp đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng phục vụ quốc phòng an ninh gồm:
(i) Duy trì thường xuyên, liên tục các điều kiện đầu tư kinh doanh trong suốt quá trình thực hiện hoạt động.
(ii) Thực hiện chế độ báo cáo về tình hình thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng phục vụ quốc phòng an ninh theo quy định tại Mục 1.
Điều 13. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng – Nghị định 101/2022/NĐ-CP 1. Chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng phục vụ quốc phòng. 2. Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm việc thực hiện các quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng. 3. Xây dựng, ban hành danh mục quân dụng phục vụ quốc phòng quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này. 4. Định kỳ hằng năm tổng hợp, báo cáo Chính phủ về tình hình thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng theo quy định tại Điều 17 Nghị định này. Điều 14. Trách nhiệm của Bộ Công an – Nghị định 101/2022/NĐ-CP 1. Chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng phục vụ an ninh. 2. Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm việc thực hiện các quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng phục vụ an ninh. 3. Xây dựng, ban hành danh mục quân dụng phục vụ an ninh quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này. 4. Định kỳ hằng năm tổng hợp, báo cáo Chính phủ về tình hình thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng phục vụ an ninh theo quy định tại Điều 17 Nghị định này. |