Trường hợp doanh nghiệp không phân loại chất thải rắn tại nguồn sẽ bị xử phạt như thế nào? – Vân An (Đồng Nai).
>> Ai có quyền được triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông?
>> Chỉ quy định phạt vi phạm trong hợp đồng thương mại, vậy có được yêu cầu bồi thường thiệt hại?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 và điểm b khoản 2 Điều 26 Nghị định 45/2022/NĐ-CP doanh nghiệp không phân loại chất thải rắn tại nguồn thì bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Căn cứ khoản 2 Điều 81 Luật Bảo vệ môi trường 2022, chất thải rắn công nghiệp thông thường được phân loại thành các nhóm sau đây:
- Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường được tái sử dụng, tái chế làm nguyên liệu sản xuất;
- Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật được sử dụng trong sản xuất vật liệu xây dựng và san lấp mặt bằng;
- Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý.
Danh sách văn bản Trung ương mới nhất [Cập nhật liên tục và kịp thời] |
Doanh nghiệp không phân loại chất thải rắn tại nguồn, bị xử phạt thế nào? (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 5 Điều 81 Luật Bảo vệ môi trường 2022, việc vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường phải đáp ứng yêu cầu sau đây:
- Chất thải phải được chứa, đựng trong các thiết bị, dụng cụ bảo đảm không rơi vãi, rò rỉ, phát tán ra môi trường trong quá trình vận chuyển, trừ trường hợp chất thải đặc thù có khối lượng lớn phải chứa, đựng trực tiếp bằng các thiết bị, thùng chứa của phương tiện vận chuyển;
- Chất thải phải được vận chuyển theo loại sau khi đã được phân loại theo quy định;
- Phương tiện vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý phải có thiết bị định vị đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, hoạt động theo tuyến đường và thời gian quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường - Luật Bảo vệ môi trường 2022 1. Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. 2. Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường. 3. Phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên. 4. Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí. 5. Thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. 6. Nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức. 7. Nhập khẩu trái phép phương tiện, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để phá dỡ, tái chế. 8. Không thực hiện công trình, biện pháp, hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan. 9. Che giấu hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch thông tin, gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường dẫn đến hậu quả xấu đối với môi trường. 10. Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường. 11. Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của điều ước quốc tế về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 12. Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên. 13. Phá hoại, xâm chiếm công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường. 14. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. |